Ngay từ khi bé biết ngồi xe, cha mẹ đã có thể hình thành cho trẻ một số thói quen tốt như thắt dây an toàn khi ngồi ở ghế trẻ em trên xe ô tô, xe máy.
Thắt dây đai an toàn, đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi ngồi xe máy
Người lớn nên làm gương cho trẻ trong việc tuân thủ quy định đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy. Đồng thời, đội nón bảo hiểm cho trẻ ngay khi còn nhỏ để bảo đảm an toàn cho trẻ.
Giáo dục cho trẻ về an toàn giao thông cần bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, cách dạy cho trẻ tốt nhất là kết hợp giữa “nói” và “hành động” thực tế. Có như thế, trẻ mới hiểu rõ, ghi nhớ và áp dụng vào thực tế để giữ an toàn cho mình khi đang ở trên đường.
Ngoài ra, giúp trẻ hiểu biết về an toàn giao thông, trẻ sẽ tự tin, cẩn thận hơn khi ra đường.
Bên cạnh đó, cha mẹ trẻ cần hướng dẫn cho trẻ thói quen quan sát, cách xử lý tình huống bất ngờ có thể xảy ra trên đường.
Không chỉ giảng dạy trong lớp học, thông qua các trò chơi, nhà trường nên lồng ghép nội dung an toàn giao thông để trẻ được học một cách trực quan sinh động.
Qua những trò chơi, các trẻ sẽ ghi nhớ sâu hơn những điều được học.
Đồng thời, hàng ngày, khi chở trẻ đi học hay đi chơi, cha mẹ hãy cùng trẻ đứng đợi đèn báo cho người đi bộ, chỉ rõ đâu là dành cho người đi bộ băng qua đường, tập cho trẻ qua đường an toàn, nhắc nhở bé cẩn thận vì những hậu quả của việc bất cẩn hoặc không tuân thủ luật lệ giao thông khi qua đường.
Tập trẻ qua đường an toàn đúng luật giao thông
Ý thức tham gia giao thông phụ thuộc vào nhận thức của mỗi người. Nếu trẻ em chưa có nhận thức đúng khi tham gia giao thông, thì nguy cơ bị tai nạn thương tích tiềm ẩn vẫn còn rất lớn. Do đó, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo cần dạy các em có kỹ năng sống và ý thức tuân thủ pháp luật nói chung, trong đó, có việc tuân thủ Luật giao thông ngay từ những năm đầu đời của con, em mình.
Kiều Oanh