Tại các thành phố Bangkok, Pattaya của Thái Lan, nhiều tuyến vỉa hè tuy nhỏ nhưng đủ dành cho người đi bộ sử dụng.

Nền nhà mặt tiền ở đây chỉ cao hơn đường chưa đến một gang tay.

Tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, phần lớn các ngôi nhà mặt tiền không nâng quá cao so với nền đường và vỉa hè.

Vỉa hè chỗ rộng chỗ hẹp nhưng nhiều tiệm kinh doanh không làm biển quảng cáo lấn ra ngoài dù là khoảng không. Bậc tam cấp thì thụt vào trong nhà

Người dân cho biết thành phố của họ hiếm khi bị ngập mỗi khi mưa. Đó là lý do các ngôi nhà ven đường không "có khái niệm" nâng cao nền để đề phòng như ở Việt Nam.

Bậc tam cấp ra vào nhà không lấn chiếm vỉa hè tại thành phố Luang Prabang (Lào).

Hình ảnh tương tự tại các thành phố Seoul, Busan của Hàn Quốc.

Xe máy ở đây được dựng trên vỉa hè nhưng đỗ dọc theo chiều đường để dành khoảng không rộng cho người đi bộ.

Xe đạp của khách khi đến nhà hàng dựng dọc trên vỉa hè áp sát vào lan can. Bậc thềm lối lên khoảng sân rộng của ngôi nhà này cũng thiết kế lùi vào trong phạm vi quyền sử dụng.

Tại các thành phố nhỏ hoặc tỉnh lẻ miền Nam của Nhật Bản, vỉa hè không làm cao lên hơn nền đường mà sử dụng hình vẽ hoặc màu nền, kẻ vạch để phân biệt. Phần móng của các ngôi nhà chỉ cao hơn chưa tới 30 cm, bậc thềm thụt vào trong mà không nhô ra ngoài hay dùng cầu bắc lên xuống.

Một cửa hàng kinh doanh tại thành phố Kumamoto thuộc đảo Kyushu (Nhật Bản) thiết kế nền nhà và cửa vào thuận tiện cho cả người bình thường lẫn người khuyết tật đi xe lăn.

Tại thành phố Christchurch, New Zealand, tuyến vỉa hè nào rộng rãi, chính quyền cho phép các nhà hàng được để bàn ghế kinh doanh lấn ra ngoài nhưng trong phạm vi diện tích đã đăng ký.

Những tuyến phố khác nếu vỉa hè nhỏ, tuyệt đối không có trường hợp nào như trên.

Xe máy dựng đỗ dưới lề đường trong vạch kẻ. Phía ngoài, ôtô vẫn lưu thông bình thường tại Christchurch.

Ban đêm, xe máy để qua đêm dưới lòng đường trong vạch chia ô đã cho phép.

Khu vực để xe đạp qua đêm được quy định, chiếm hơn 2 m bề ngang lòng đường.

Tại thành phố Auckland, New Zealand, nhiều tuyến phố cho phép xe đạp lưu thông cả hai chiều ở một bên làn đường nhỏ. Phía diện tích đường lớn còn lại dành cho ôtô.

Cảnh để xe đạp theo hàng lối, bến bãi có quy định tại thành phố lớn nhất của New Zealand. Và đương nhiên, vỉa hè ở đây rất rộng.

Tương tự là cảnh phân luồng có khoa học tại các thành phố ở châu Âu. Lối dành cho người đi bộ qua cầu có màu nền khác mặt đường. Phần nhỏ còn lại dành cho người đi xe đạp.

Nguồn Baomoi.com