Báo cáo nêu rõ thiên tai hạn hán đã gây sụp lún, sạt lở 1136 vị trí thuộc các tuyến lộ giao thông nông thôn với chiều dài 24.704 mét; 5 tuyến đường do tỉnh quản lý với chiều dài 305 mét.
Do ảnh hưởng của triều cường dâng cao kết hợp biển động làm cho tình hình sạt lở Đê Biển Tây ngày càng nghiêm trọng. Cụ thể có hơn 2100 mét đê sạt lở đặc biệt nguy hiểm, 544 7 mét đê sạt lở nguy hiểm và đang tiếp tục sạt lở thêm. Ngoài ra tiếp tục xảy ra thêm những điểm sạt lở mới, diễn biến nhanh làm đo thân đê mong manh vì đai rừng và diện tích phòng hộ đang bị thu hẹp dần.
Đến nay tuyến đê Biển Tây đã xảy ra sụt lùn mặt đường với chiều dài 240 mét và dự báo có khoảng 4000 mét mặt đường đê có nguy cơ sụt lún.
Vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời chịu tác động nặng nề nhất bởi thiên tai hạn hán làm sút lún 1109 vi trí, với 712 vị trí là đường bê tông nông thôn chiều dài hơn 13.000 mét. Trong đó các xã Khánh Hải, Khánh Hưng, Khánh Bình Đông với chiều dài sụp lún mỗi xã trên 4000 mét. Một số tuyến kinh bị sụp lún nghiêm trọng như tuyến Kinh Hãng, Kinh Công Điền, Kinh Bảy Huề, Kinh Mười Tân, Kinh Ông Bích, Kinh Cây Gừa, Kinh Trảng Cò…
Thành phố Cà Mau có 15 vị trí sụp lún với chiều dài hơn 750m trong đó có 11 vị trí sụp lún lộ bê tông.
Sở Giao thông Vận tải đang phối hợp với các địa phương tiến hành xử lý tạm đối với các điểm sụp lún để đảm bảo giao thông, đi lại cho người dân. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ động phối hợp với các nhà thầu nhằm khắc phục những đoạn đê bị sạt lở sụt lún và gia cố những đoạn đê có nguy cơ tiếp tục sạt lở.
Hoài An