Vi phạm nồng độ cồn vẫn còn phổ biến

Thời gian qua, công tác thi hành pháp luật về xử lý VPHC của lực lượng Công an trong tỉnh Cà Mau được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật, của Bộ Công an và chính quyền các cấp đạt được những kết quả tích cực; kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh; ý thức chấp hành pháp luật của đại đa số người dân từng bước được nâng lên; nhiều lĩnh vực VPHC có tỷ lệ rất thấp. Cụ thể là từ 01/01/2021 đến 30/6/2023, Công an các cấp trên địa bàn tỉnh đã phát hiện, xử lý tổng số 152.394 trường hợp VPHC. Trong đó: Lĩnh vực kinh tế: 362 TH (0,23%); môi trường: 441 TH (0.29%); PCCC: 477 TH (0,31%); QLHC: 978 TH (0.64%); an ninh: 1.006 TH (0,66%); ma túy: 1.512 TH (0.99%); TTXH: 16.434 trường hợp (10.75%)); góp phần ổn định tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân ý thức chấp hành pháp luật từng lúc chưa nghiêm. Trong đó, đáng kể ở lĩnh vực giao thông: Từ 01/01/2021 đến 30/6/2023, toàn tỉnh phát hiện, xử lý tổng số: 131.184 trường hợp (chiếm 86.02% tổng số vụ vi phạm). Nổi lên một số hành vi như: Vi phạm nồng độ cồn; chạy quá tốc độ quy định; lưu thông không đúng phần đường, làn đường; không chấp hành tín hiệu đèn...Địa bàn xảy ra nhiều nhất như: Thành phố Cà Mau: 20.362 trường hợp (15,51%); Đầm Dơi: 14.670 trường hợp (11,18%) tổng số trường hợp vi phạm.

Lực lượng cảnh sát Giao thông xác định truyên truyền xử lý vi phạm hành chính là nhiệm vụ trọng tâm.

Theo Đại tá Phạm Minh Lũy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau, công tác triển khai thực hiện quy định pháp luật về xử lý VPHC được sự quan tâm, chỉ đạo kỳ quyết của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; lực lượng thực hiện nhiệm vụ xử lý VPH, cơ bản đáp ứng yêu cầu; được sự quan tâm, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng thuận của Nhân dân.Văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng về xử lý VPHC; công tác triển khai thực hiện quy định pháp luật về xử lý VPHC được sự quan tâm, chỉ đạo hướng dẫn thường xuyên, của các cấp lãnh đạo, của Ngành, UBND tỉnh;cán bộ phụ trách công tác xử lý VPHC chủ động nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, tham mưu thực hiện đúng quy trình, quy định về xử lý VPHC. Tuy nhiên, khó khăn trong xử lý VPHC là nhận thức, am hiểu pháp luật của bộ phận người dân có mặt còn hạn chế; tình trạng VPHC còn diễn ra nhiều nhất là lĩnh vực giao thông. Mức xử phạt VPHC lĩnh vực an toàn thực phẩm (tôm có chứa tạp chất Agar) đối với cá nhân VPHC quá cao (từ 05 lần đến 07 lần giá trị tang vật vi phạm, quy định tại điểm b khoản 5 và khoản 7 Điều 11 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ)) lên đến hàng tỷ đồng (khi chưa có Nghị định số 124/2021/NĐ-CP, thì mức phạt đối với cá nhân VPHC chỉ từ 60.000.000₫ đến 80.000.000đ), đối tượng VPHC không có khả năng thi hành quyết định xử phạt VPHC. Nhìn chung, tình hình thi hành quyết định

Để nâng cao chất lượng xử lý VPHC, Công an tỉnh Cà Mau tiếp tục quán triệt, triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Xử lý VPHC năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý VPHC năm 2020; các Nghị định, Thông tư có liên qua. Đồng thời, Công an tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác thi hành pháp luật về xử lý VPHC; ban hành Kế hoạch về công tác quản lý, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý VPHC; Kế hoạch số về quản lý, theo dõi tình hình thi hành pháp luật . Qua đó, xác định công tác quản lý, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý VPHC là nhiệm vụ trọng tâm; thường xuyên quan tâm, chỉ đạo và bảo đảm các điều kiện cần thiết để tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả công tác này; phát huy vai trò của tổ chức pháp chế và cán bộ, chiến sỹ làm công tác pháp chế, để chủ động, kịp thời tham mưu việc thực hiện công tác quản lý, theo dõi tình hình vi phạm pháp luật về xử lý VPHC bảo đảm chất lượng, hiệu quả; góp phần ngăn chặn, làm giảm tình trạng vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Đại tá Phạm Minh Lũy nhấn mạnh.

Hồng Nga. ( Văn Lê)