( Cảnh sát Giao thông Cà Mau đang kiểm tra nồng độ cồn)

Trả lời: Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ 1.1.2020, quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với nhiều lổi vi phạm Luật Giao thông đường bộ và đường sắt. Đáng lưu ý nhất trong Nghị định mới này chính là việc tăng rất nặng mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn. Một hành vi là nguyên nhân gây tai nạn giao thông.

Tại khoản 10 và khoản 11, Điều 5 quy định  Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe Ô tô  thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

 Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị  bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Tại khoản 8, khoản 10, Điều 6, Nghị định 100/2019 quy định: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy thực hiện một  trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ mà bỏ đi thì sẽ bị áp dụng mức phạt có nồng độ cồn trong máu cao nhất .

Ban ATGT tỉnh Cà Mau