Nhiều cổng trường ATGT được xây dựng tại Cà Mau
Để tiếp triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 48 của Chính phủ và Kế hoạchsố 506 của Ủy ban ATGT Quốc gia về Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2023;nhằm đạt được mục tiêu mà Đảng, Quốc Hội và Chính phủ đã đặt ra là trong năm 2023 kéo giảm TNGT trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương ít nhất 5% so với năm 2022, Quý II năm 2023 Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề ra 08 nhóm giải pháp ở các bộ, ngành, địa phương như sau:
Một là, Ủy ban ATGT Quốc gia Tổ chức Hội nghị tổng kết Chỉ thị số 32 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông và Chỉ thị số 23 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa trong tình hình mới. Tổ chức đoàn kiểm tra của Uỷ ban ATGT Quốc gia tại một số địa phương có tình hình TNGT và vi phạm TTATGT trên đường bộ diễn biến phức tạp hoặc có số người chết do TNGT tăng cao trong 03 tháng đầu năm 2023; Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ nội dung công điện bảo đảm TTATGT trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2023 và cao điểm Du lịch Hè 2023; Chủ trì tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ ATGT Đường bộ toàn cầu của Liên hiệp quốc (12-16/5/2023)
Hai là, Bộ GTVTTiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đề án chính sách về ATGT. Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, đặc biệt là các dự án trọng điểm ngành GTVT, như dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, sân bay Long Thành, cầu Rạch Miễu…. Tiếp tục rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT mới phát sinh; Phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng thực hiện công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa trong mùa mưa lũ. Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát tải trọng xe, đặc biệt phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát để kiểm soát tải trọng các xe vận chuyển vật liệu ra vào công trường thi công.Chỉ đạo, đôn đốc các Sở GTVT tăng cường khai thác, sử dụng hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị GSHT để phục vụ công tác quản lý vận tải, xử lý vi phạm và xây dựng cơ sở dữ liệu ngành. Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành giao thông vận tải theo kế hoạch và đột xuất, trong đó tập trung vào các nội dung: hoàn thành kiểm tra toàn quốc việc chấp hành các quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX đường bộ và việc sử dụng các dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình phục vụ quản lý vận tải và bảo đảm an toàn giao thông tại các sở GTVT địa phương; kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và hoạt động các bến xe ô tô khách v.v…. Duy trì vận hành ổn định hệ thống thu phí điện tử không dừng tại các Trạm thu phí.
Cảnh sát trật tự thường xuyên có mặt tại các khu đông dân cư để lập lại trật tự an toàn giao thông
Ba là, Bộ Công anTham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương triển khai Chỉ thị mới của Ban Bí thư về công tác bảo đảm TTATGT (thay thế Chỉ thị số 18-CT/TW). Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình, kế hoạch đề ra. Triển khai thực hiện các Đề án: “Đầu tư lắp đặt camera để giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh, trật tự và xử lý vi phạm giao thông”. Tăng cường hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, tập trung xử lý vi phạm theo các chuyên đề, trong đó tiếp tục chú trọng vào các chuyên đề xử lý các vi phạm có nguy cơ trực tiếp, cũng như tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông. Nghiên cứu xây dựng, bổ sung hoàn thiện các phương án phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi tuyến đường, địa phương. Tiếp tục rà soát, đánh giá hiện trạng các tuyến giao thông để kiến nghị xây dựng phương án tổ chức lại giao thông theo từng tuyến, nhất là các tuyến giao thông phức tạp để kịp thời khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông, giải quyết các “điểm đen”, các tuyến giao thông phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Bốn là, Bộ Giáo dục và Đào tạoBan hành văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường triển khai thực hiện công tác giáo dục ATGT cho học sinh, sinh viên trong dịp nghỉ lễ 30/04-01/5, nghỉ hè và kỳ thi Tốt nghiệp THPTQuốc gia năm 2023.
Năm là, Bộ Thông tin và Truyền thôngphối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan chủ động định hướng, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho báo chí và hệ thống thông tin cơ sở về công tác bảo đảm TTATGT. Ứng dụng công nghệ rà quét, đánh giá xu hướng thông tin trên báo chí, truyền thông để nắm bắt các vấn đề phát sinh trong công tác truyền thông về bảo đảm TTATGT, đặc biệt là việc điều khiển phương tiện cơ giới có nồng độ cồn và chất cấm.
Sáu là, Bộ Quốc phòngtổ chức soạn thảo các văn bản QPPL thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ trong Quân đội. Duy trì nghiêm hoạt động kiểm tra, kiểm soát phương tiện quân sự hoạt động ngoài doanh trại. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn, tham gia hướng dẫn, bảo đảm TTATGT.
Bảy là, các bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật TTATGT để nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông. Đổi mới phương thức tuyên truyền, xây dựng văn hoá giao thông theo tổ chức gắn với vai trò nêu gương của người đứng đầu; tập trung xây dựng văn hoá giao thông an toàn trong đơn vị kinh doanh vận tải, doanh nghiệp, khu công nghiệp có đông công nhân, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề.
Tám là,Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục triển khai Kế hoạch Năm ATGT 2023 tại địa phương, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương: Sơ kết công tác bảo đảm TTTAGT quý I và định hướng nhiệm vụ Quý II năm 2023; triển khai thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm TTATGT đợt nghỉ lễ 30/4 -1/5 và cao điểm Du lịch Hè 2023.
Quan tâm lồng ghép mục tiêu và giải pháp dài hạn về an toàn giao thông trong quy hoạch tỉnh, thành phố cũng như các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn địa phương.Chỉ đạo chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng xử lý nghiêm các vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt. Tăng cường kiểm tra chấp hành các quy định về bảo đảm TTATGT đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa trên địa bàn.Ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí bảo trì đường bộ để khắc phục các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, làm gờ giảm tốc, biển cảnh báo nguy hiểm từ đường phụ ra đường chính và tại nút giao giữa đường bộ và đường sắt.Tiếp tục tăng cường TTKS xử lý vi phạm về TTATGT theo chỉ đạo của Bộ Công an, Cục Cảnh sát giao thông, kế hoạch năm ATGT 2023 của địa phương; ưu tiên kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, ma tuý khi lái xe; chở hàng hoá quá tải trọng quy định của phương tiện và cầu đường v.v…. Đối với các tỉnh, thành phố có TNGT tăng cao trong quý I, đề nghị tổ chức kiểm điểm, đánh giá trách nhiệm của các địa bàn, lĩnh vực để xảy ra TNGT tăng, gắn trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, địa phương trong công tác bảo đảm TTATGT.
Học sinh Cà Mau tuân thủ nghiêm mặc áo phao khi đi đò đến trường
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các giải pháp đột phá về chống ùn tắc giao thông: Phát huy hiệu quả hoạt động của các tuyến đường sắt đô thị sau khi chính thức được đưa vào khai thác sử dụng, trong đó tăng cường kết nối với với các loại hình vận tải công cộng khác nhằm giảm lưu lượng sử dụng phương tiện cá nhân, hình thành văn hóa và thói quen sử dụng phương tiện công cộng thường xuyên cho người dân đô thị, giúp lưu thông thuận tiện và giảm tai nạn giao thông. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông thường xuyên khảo sát, cập nhật các bất cập, các điểm ùn tắc giao thông để có giải pháp phân luồng, điều tiết và tổ chức giao thông hợp lý. Tập trung lập lại trật tự lòng, lề đường; ưu tiên sử dụng lề đường, vỉa hè cho người đi bộ và bố trí trạm dừng đón/trả khách cho xe buýt; xử lý nghiêm các hành vi sử dụng trái phép lòng, lề đường, hè phố.
Việc đề ra các giải pháp thiết thực, phù hợp với bối cảnh chung của cả nước, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương, hy vọng Quý II năm 2023 cả nước tiếp tục thực hiện đạt mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông theo kỳ vọng của người dân./.
Mộng Tuyết