Sự khác biệt giữa đèn định vị và đèn chạy ban ngày.

Đèn định vị

Đèn định vị (DRL- Daytime Running Lights) còn được ám chỉ về chiều rộng của chiếc xe (đối với ô tô), mục đích cho phép người qua đường đánh giá kích thước, nhận diện với các phương tiện giao thông khác khi xe không bật đèn pha và khi trời âm u. Đèn định vị thường được thiết kế tích hợp vào cụm đèn pha hoặc đặt riêng phía dưới đèn là chủ yếu.


Đèn định vị bố trí 2 bên góc của đèn pha đơn trung tâm.


Đèn định vị của ZX-10R là một đèn duy nhất phía trên Ram Air.


Đèn định vị của SV650 là bóng nhỏ nằm dưới bóng đèn pha.

Độ sáng của đèn định vị khá thấp, ban ngày hầu như không nhìn thấy. Nhưng vào ban đêm thì có thể nhìn thấy ở khoảng cách hạn chế, quan trọng hơn là độ sáng của đèn định vị không thể soi đường phía trước thay cho đèn pha.

 
Đèn định vị hoàn toàn không có tác dụng chiếu sáng.

Ngoài ra, ở các hình thức thiết kế xe hiện nay. Hình dáng của đèn định vị cũng có thể trở thành một trong những đặc điểm của xe, làm nổi bật phong cách của xe.


Ở nhiều mẫu xe sử dụng đèn chạy ban ngày, đèn định vị dần mất đi tác dụng.


Đèn định vị đã trở thành một yếu tố thiết kế thể hiện đặc trưng riêng của các mẫu xe.


Đèn định vị hình ngũ giác đặc trưng ở NC750X.



Đèn định vị chữ V đặc trưng ở Kymco VJR.

Đèn chạy ban ngày

Đèn chạy ban ngày (Daytime running lamp hay DRL) có cùng thiết kế với đèn pha chính. Nó ra đời vì ở nhiều quốc gia khác nhau đã chỉ ra rằng bật đèn vào ban ngày có thể làm cho xe nổi bật hơn, cải thiện tầm nhìn và giảm tai nạn, nên đã có quy định về đèn chiếu sáng ban ngày.


Đèn chạy ban ngày trên XDiavel S.

​Các quy định tại một số quốc gia cũng yêu cầu rằng nếu ở một số mẫu xe không được thiết kế đèn chạy ban, người điều khiển phương tiện có thể thay thế bằng cách bật đèn pha sáng thông thường ở chế độ cos.


Đèn pha thông thường nhằm thay thế đèn chạy ban ngày.

Sự khác biệt giữa đèn định vị và đèn chạy ban ngày
​Mặc dù đèn chiếu sáng ban ngày (DRL) và đèn định vị đều có thể là đèn đơn hoặc đèn kép. Riêng đối với đèn chiếu sáng ban ngày phải được nhìn thấy rõ ban ngày, đồng thời không được gây chói mắt cho các phương tiện đang đi tới hoặc người qua đường theo tiêu chuẩn nhất định về độ sáng.


Ngược sáng nhưng đèn chạy ban ngày của XDiavel S vẫn được thấy rõ.


Mặc dù thiết kế đèn pha của phiên bản tiêu chuẩn XDiavel giống với phiên bản S nhưng đèn chạy ban ngày được thay thế bằng đèn định vị có độ sáng thấp hơn.

Mặc dù cả 2 dạng đèn đều sử dụng chung là đèn LED. Nhưng đèn chạy ban ngày nếu không đủ đáp ứng tiêu chuẩn ánh sáng nhìn rõ ban ngày thì nó chỉ được xem là đèn định vị.

Một điều nữa là độ sáng của đèn chiếu sáng ban ngày tuy cao hơn đèn định vị, nhưng đèn chạy ban ngày không thể tạo ra kiểu ánh sáng hiệu quả để chiếu sáng xuống đường khi đi đêm thay thế đèn pha. Người đi đối diện có thể thấy bạn, nhưng đèn chạy ban ngày của xe bạn không thể thấy người đối diện khi chạy ban đêm.


Mặc dù đèn chiếu sáng ban ngày rất sáng nhưng không thể chiếu sáng hiệu quả con đường phía trước vào ban đêm.

​Hi vọng những chia sẻ hôm nay sẽ giúp anh em phần nào hiểu được sự khác nhau giữa 2 loại đèn thông dụng trên các mẫu xe mới hiện nay. Mọi thiếu sót mong được bổ sung ở phần bình luận để hoàn thiện chủ đề hơn.

Theo tinxe.vn