Mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng chung các công trình thuộc lĩnh vực Y tế trên địa bàn thành phố Cà Mau

Thông tin từ UBND thành phố Cà Mau, chỉ riêng Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng chung các công trình thuộc lĩnh vực Y tế trên địa bàn thành phố Cà Mau có 256 hộ bị ảnh hưởng nhưng có đến 75 hộ chưa xác định được chủ sử dụng; 59 hộ có nhà xây dựng trên đất nông nghiệp hoặc trên đất người khác và 32 hộ đã phê duyệt phương án nhưng chưa đồng ý nhận tiền, bàn giao mặt bằng. Qua dự án này có thể nhận diện 3 khó khăn là đất vắng chủ, xây nhà trên đất nông nghiệp, đất không chính chủ và không đồng thuận với giá bồi thường. Ông Bùi Tứ Hải – Phó Chủ tịch UBND thành phố Cà Mau Cà Mau cho biết, công tác giải phóng mặt bằng của một số dự án cũng còn gặp một số khó khăn, vương mắc, dẫn đến một số dự án chậm tiến độ so với kế hoạch như: người dân chưa đồng thuận về quy hoạch, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, yêu cầu tăng giả; các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước năm 2000 (cấp theo Chỉ thị số 299 của Thủ tướng chính phủ) thời điểm đó cấp theo kê khai nên dẫn đến nhiều trường hợp cấp sai, không có tọa độ, không có kích thước, hồ sơ lưu trữ không đầy đủ dần dễn rất khó xác định được vị trí thửa đất. Còn nhiều trường hợp các hộ dân sang nhượng đất không theo đúng quy định của pháp luật, dẫn đến tranh chấp ranh đất. Một số trường hợp sử dụng đất ổn định nhưng không thực hiện nghĩa vụ đăng ký đất đai, dăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhiều trường hợp chủ đất ở các huyện, tỉnh khác mua dầu cơ, chuyển nhượng giấy tờ không rõ ràng, trái quy định pháp luật, dẫn đến công tác đo đạc không liên hệ được chủ, không xác định được ranh giỏi, tranh chấp ranh đất. Nhu cầu về đất ở đối với các hộ dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố rất lớn, nhưng đa số không đủ điều kiện tái định cư, nhiều hộ trong các dự án bị thu hồi đất nông nghiệp (có nhà ở trên đất), hoàn cảnh thật sự khó khăn nhưng theo quy định về chính sách tái định cư nên không đủ điều kiện tái định cư, phải xem xét chính sách đất ở cho những trường hợp không đủ điều kiện bởi hộ dân không có chỗ di dời. Đồng thời giá bán nền tái định cư là giá đất cụ thể còn cao so với thu nhập và giá trị bồi thường của người dân.Tình trạng xây cất nhà trái phép còn diễn ra phức tạp địa bàn các phường có dự an dạng triển khai. Đối với các dự án do doanh nghiệp ứng trước tiền để thực hiện giải phóng mặt bằng, mặc dù do Nhà nước thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng các hộ dân lại nghĩ do doanh nghiệp đầu tư nên muốn thỏa thuận dẫn đến người dân chưa đồng thuận về quy hoạch, yêu cầu tăng giá; yêu cầu được tái định cư tại dự án không thống nhất vị trí tái định cư do UBND thành phố bố trí.

Do khó khăn trong giải phóng mặt bằng có một số công trình bị chậm tiến độ.

Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Thới Bình, khi triển khai Dự án đường cao tốc Cà Mau – Hậu giang, phát hiện vướng mắt nhà ở trên đất nông nghiệp khó giải tỏa. Do quy định nhà ở nông thôn không cần xin phép xây dựng, nên nhiều người dân quên luôn trách nhiệm chuyển mục đích sử dụng đất khi cất nhà. Từ đó dẫn đến khi áp dụng mức bồi thường đối với nhà cất trên nông nghiệp không thể tương xứng với giá trị căn nhà. Tất nhiên dẫn đến sự không đồng thuận từ người dân. Ông  Nguyễn Hoàng Bạo, Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình nhìn nhận, không chỉ nhà cất trên đất nông nghiệp mà nhà cất trên đất ở việc áp giá đền bù so với giá thị trường cũng chưa tương xứng. Điều này dẫn đến khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Cha mẹ cho con đất bằng miệng, con cất nhà ở không xin phép, khi bị giải tỏ theo quy định của pháp luật không thể áp giá bồi thường như những hộ có nhà đất đăng ký hẳn hoi thế là bất đồng, và phát sinh yêu cầu tăng giá đất, nhà công trình và đề nghị được mua nền tái định cư. Điều này khiến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.  Ông Nguyễn Chí Nhẫn – Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Cà Mau thông tin, sau khi triển khai việc kiểm đếm, bồi thường giải phóng mặt bằng xong, giá đất trong vùng dự án tăng lên đột biến. Người dân lấy giá này so sánh với giá bồi thường và cho rằng áp giá thấp nên không chấp thuận phương án bồi thường. Đây cũng là một khó khăn thường gặp trong giải phóng mặt bằng.

Cần siết chặt quản lý đất đai, xây dựng.

Công tác quản lý đất đai, xây dựng tại cấp xã còn buông lỏng, chưa xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh, dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất, chuyển mục đích, chuyển nhượng, xây dựng trái phép và khi Nhà nước thu hồi đất thì bồi thường với giá thấp, thậm chí không được bồi thường, cho nên không chấp hành bàn giao mặt bằng. Đây cũng là một tồn tại cần nhận diện để công tác giải phóng mặt bằng ngày càng hiệu quả hơn.

 Hoài An.