có thể ập đến bất cứ lúc nào.
Năm 2018 và 2 tháng đầu năm 2019, lực lượng CSGT cả nước đã xử lý 4.618.154 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền hơn 2.880 tỷ đồng, tạm giữ 703.803 phương tiện, tước 398.164 giấy phép lái xe. Phân tích cho thấy những hành vi người tham gia giao thông thường mắc là không đội mũ bảo hiểm (chiếm 24%), chạy quá tốc độ quy định (10,5%), vi phạm về nồng độ cồn (6,4%), đi không đúng phần đường, làn đường (4,11%), dừng đỗ không đúng quy định (6,5%), không có giấy phép lái xe (7,5%)… Tình trạng lái xe sử dụng ma túy còn diễn biến rất phức tạp, mới đây trong 20 ngày thực hiện tổng kiểm soát đối với xe tải, xe khách trên 8 chỗ ngồi kinh doanh vận tải, lực lượng CSGT cả nước phát hiện 182 lái xe dương tính với ma túy. Cá biệt, còn có những trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm nhưng không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT, cố tình lái xe bỏ chạy. Hay tìm cách gây sức ép, không hợp tác, không ký biên bản, lăng mạ, đe dọa hoặc tấn công lực lượng CSGT đang thực thi nhiệm vụ.
Tăng cường TTKS để hạn chế vi phạm, phòng ngừa TNGT.
Hệ quả tất yếu của việc xuống cấp về đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người lái xe là những vụ TNGT, mà trung bình mỗi ngày có 22 người ra đường và không bao giờ trở về nhà được nữa. Trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019, tình hình TNGT tuy đã được kiềm chế, nhưng thiệt hại do TNGT gây ra vẫn còn lớn và nghiêm trọng, toàn quốc xảy ra 22.673 vụ TNGT, làm 10.004 người chết, 17,980 người bị thương. Đáng chú ý trong thời gian đầu năm 2019 có nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng làm chết nhiều người có nguyên nhân từ việc người lái xe sử dụng cồn, ma túy.
Hơn lúc nào hết dư luận có quyền đặt vấn đề với việc quản lý, giám sát người lái xe phải đảm bảo các điều kiện để họ không thể, không dám và không muốn vi phạm pháp về luật giao thông. Phải có các giải pháp để triệt tiêu các nguyên nhân chủ quan và khách quan có thể phát sinh vi phạm….
Xin trao đổi một số giải pháp sau:
Để người lái xe không thể vi phạm: Cần rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT để tạo môi trường tham gia giao thông an toàn từ những quy định của pháp luật, như sửa đổi Luật Giao thông đường bộ theo hướng tách bạch thành Luật TTATGT quy định về quy tắc, cách thức, điều kiện tham gia giao thông và Luật Giao thông chuyên sâu về quản lý về cơ sở hạ tầng giao thông, quản lý kinh doanh vận tải...
Trong năm 2018 thông qua tuần tra, kiểm soát đảm bảo ATGT, lực lượng CSGT đã phát hiện và kiến nghị hơn 4.500 điểm bất hợp lý trong tổ chức giao thông, “điểm đen” TNGT tới ngành GTVT, hiện mới giải quyết được 30% các kiến nghị. Do vậy cần kịp thời khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông, xây dựng phương án tổ chức giao thông phù hợp với thực tiễn, chú trọng các tuyến, địa bàn giao thông phức tạp và giải quyết các “điểm đen” tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT. Đồng thời phải đổi mới hoạt động truyền thông bảo đảm TTATGT không dừng ở thông tin về tình hình, hậu quả của TNGT, ùn tắc giao thông, mà cần huy động sự ủng hộ của toàn xã hội cùng lên án, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT, mỗi người đều nhận thức đó là trách nhiệm công dân và cũng chính là hành động để bảo vệ mình, góp phần xây dựng đất nước văn minh, an toàn.
Để lái xe không dám vi phạm: Cần tăng mức phạt đối với các lỗi trực tiếp gây tai nạn giao thông, các hành vi nguy hiểm, có thể thường trực gây tai nạn giao thông như: đi ngược chiều; sử dụng ma tuý, rượu bia khi tham gia giao thông; vi phạm tốc độ; không chấp hành hiệu lệnh của CSGT…
Hiện nay, có nhiều quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nghiêm minh và rõ ràng. Trong thực tế lỗi đi ngược chiều là hành vi rất nguy hiểm có thể thường trực gây TNGT bất cứ lúc nào, nhưng mức xử phạt đối với người điều khiển ô tô chỉ ở mức 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng là quá thấp, chưa đủ mạnh để răn đe. Hay người lái xe chắc chắn phải ý thức được việc uống rượu, bia, sử dụng ma túy mà vẫn lái xe là điều cực kỳ nguy hiểm, nhất là với những lái xe kinh doanh vận tải, nhưng với hành vi vi phạm này đa phần chỉ dừng ở phạt hành chính, cần phải xử lý hình sự đối với lái xe, mà không cần đợi khi có hậu quả xảy ra. Hoặc đối với những hành động không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, có hành vi cản chở, gây sức ép, thậm chí chống lại lực lượng thi hành công vụ, tỷ lệ khởi tố còn thấp, chưa đủ sức răn đe đối với người vi phạm.
Vi phạm về nồng độ cồn cần ràng buộc trách nhiệm hình sự đối với lái xe.
Để lái xe không thể vi phạm: Cần siết chặt công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi GPLX. Trên thực tế, công tác này còn lỏng lẻo, nhiều sơ hở, qua công tác TTKS lực lượng CSGT đã phát hiện nhiều trường hợp lái xe có tiền sử tâm thần, đang bị truy nã, thậm chí đang thi hành án nhưng vẫn được cấp, đổi GPLX. Quá trình đào tạo chạy theo giá trị thiếu chuẩn mực (cạnh tranh giá học phí, theo dõi thời gian học lỏng lẻo, nhiều người không muốn học nhưng lại muốn có giấy phép...), chưa chú trọng đến đào tạo đạo đức lái xe, thiếu những kỹ năng xử lý tình huống trên thực tế (như đường đèo dốc, quanh co, tham gia giao thông trên đường cao tốc…)
Theo quy định của pháp luật, đối với các trường hợp tước GPLX, CSGT các đơn vị, địa phương đều gửi thông báo bằng văn bản đến các sở Giao thông vận tải nơi cấp giấy phép để theo dõi quản lý. Hai năm gần đây, CSGT đã gửi 749.091 thông báo tước GPLX tới Tổng cục đường bộ và sở GTVT các địa phương. Tuy nhiên vẫn còn tồn đọng một lượng lớn GPLX tại các cơ quan CSGT do lái xe không đến chấp hành quyết định xử phạt, thậm chí nhiều trường hợp hết thời hạn tước GPLX mà cũng không đến nhận lại.
Chính vì vậy, khi Bộ Công an và Bộ GTVT đã thống nhất chủ trương tiến hành kết nối chia sẻ dữ liệu trong công tác đảm bảo TTATGT, quản lý lái xe, lái tàu, phương tiện, xử lý vi phạm... cần có lộ trình thực hiện hợp lý nhằm đảm bảo các yếu tố như: tính pháp lý, sự đồng bộ về cơ sở vật chất giữa hai lực lượng, giải pháp kết nối, nguồn lực con người và bảo mật...
Bên cạnh đó, cần hình thành mỗi lái xe một hồ sơ quản lý điện tử gồm các nội dung như: sức khỏe, tâm thần, theo dõi quá trình lái xe có vi phạm không, gây tai nạn không?... Và có thể đánh giá hệ số an toàn của lái xe, từ đó có sự ưu đãi về môi trường làm việc, mức phí đóng bảo hiểm (hệ số an toàn cao, thì phí bảo hiểm thấp).
Đặc biệt, lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là những vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT. Sử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại để giám sát, ghi hình, phát hiện và xử lý vi phạm về TTATGT. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bản thân mỗi cán bộ cần gương mẫu, chấp hành các quy định, có thái độ ứng xử đúng mực, văn minh.
Theo Cục CSGT