Tại trung tâm nghiên cứu National Advanced Driving Simulator (NADS) của Đại học Iowa, Mỹ, đội ngũ hơn 40 nhân viên, giáo viên và sinh viên sử dụng một cỗ máy nặng 93 tấn và nhiều cabin xe khác nhau để nghiên cứu cách con người lái xe. Cỗ máy thử nghiệm này được gọi là NADS-1, và nó chạy trên 7 dây đai truyền động (6 trên trục X, 1 trên trục Y).
Đây là hệ thống lái xe mô phỏng NADS-1 trị giá 80 triệu USD tại Đại học Iowa, Mỹ
Đáng kinh ngạc hơn nữa, toàn bộ hệ thống máy móc này có chi phí khoảng 80 triệu USD (hơn 1.854 tỷ đồng), nhưng nó cho phép các nhà nghiên cứu tiến hành hoàn hảo hóa công nghệ lái tự động của ngày nay trong một môi trường an toàn, có kiểm soát.
Đội ngũ có thực hiện một số thử nghiệm trên đường công cộng (họ đang dẫn đầu cuộc đua chế tạo các hệ thống xe tự lái đi được trên đường nông thôn mà có thể phát hiện trang bị nông trại), nhưng phần công việc thế giới thực đó cần thông qua 10.000 lần chạy mô phỏng trong NADS-1. Mới đây, họ có sử dụng một chiếc Toyota Camry thế hệ thứ 7 để nghiên cứu cách tài xế con người tương tác với hệ thống tự lái Cấp 3 – cụ thể hơn là cách tài xế phản ứng khi hệ thống bảo họ tiếp quản.
NADS-1 là cỗ máy chuyên dụng nghiên cứu hành vi con người trước những công nghệ tân tiến như khả năng tự lái
Bên trong cỗ máy, các bánh xe của chiếc Camry đã được tháo ra và thay thế vào đó là những cơ cấu chấp hành để mô phỏng chuyển động. Một số mô tơ đảm nhận nhiệm vụ mô phỏng chân ga và phanh, và lực cản bẻ lái và phản hồi. Trên tường phía trong của NADS-1 là 16 màn hình hiển thị hình ảnh những môi trường khác nhau.
Chúng cung cấp cho tài xế tầm nhìn 360 độ ngang, 40 độ dọc. Nền tảng phía dưới cỗ máy có thể đạt tốc độ 22,5 km/h, và phần mái vòm có thể nâng cao 25 độ, quay gần hoàn chỉnh một vòng tròn, và gia tốc lên hơn 0,6G, theo chiều dọc hoặc chiều ngang, cho phép NADS-1 đo đạc chuyển động của một chiếc xe thật trong không gian bằng kích thước 2 sân bóng rổ.
Các nhà nghiên cứu sẽ theo dõi vô số dữ liệu từ người lái thử nghiệm
Tùy thuộc vào hình thức mô phỏng, các tay lái thử nghiệm có thể phải ngồi bên trong cỗ máy trong nhiều giờ liền. “Mục tiêu là để nghiên cứu hành vi con người, không phải hiệu suất xe,” phó giám đốc Omar Ahmad nói. Đội ngũ NADS ghi lại hàng trăm điểm dữ liệu, từ chuyển động con mắt cho tới nhịp tim.
Bởi tình huống thử nghiệm mang tính lặp lại, các nhà nghiên cứu có thể so sánh trực tiếp hành vi và phản ứng của các người lái khác nhau, qua đó cho phép các kỹ sư thực hiện tinh chỉnh tốt hơn các thuật toán an toàn. Mặc dù đồ họa được sử dụng có chút lỗi thời, nhưng việc mô phỏng động lực là hoàn hảo. Độ rung của con đường, tiếng gió ồn, góc nhìn, phanh bổ nhào – tất cả đều vô cùng chân thực.
Trung tâm nghiên cứu này còn có những hệ thống khác nữa
Ngoài ra, cơ sở NADS có tới 3 hệ thống mô phỏng khác nhau gồm: NADS-1, NADS-2, và miniSim. Trong đó, NADS-2 có nền tảng cơ sở cố định và tầm nhìn giới hạn. Nó là một phương án tiết kiệm chi phí để thực hiện các nghiên cứu mà không cần tới khả năng chuyển động của NADS-1, ví như nghiên cứu công nghệ nhìn ban đêm. Còn miniSim là một hệ thống có tính di động; nó sử dụng một màn hình 42 inch và một phần cabin xe.
Nguồn Tin xe. vn