Đồng chí Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia báo cáo tổng kết tại Hội nghị.

Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, toàn quốc xảy ra 20.080 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.279 người, bị thương 17.040 người, so với năm 2016, TNGT giảm 1.509 vụ (- 6,99%), giảm 406 người chết (- 4,67%), giảm 2.240 người bị thương (-11,62%).

Ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp và có dấu hiệu gia tăng, nhất là tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, cụ thể: toàn quốc đã xảy ra 87 vụ ùn tắc giao thông lớn, kéo dài, ùn ứ giao thông cục bộ xảy ra nhiều ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nguyên nhân: Do tai nạn giao thông: 56 vụ (64,36%); lưu lượng phương tiện tăng cao: 04 vụ (4,59%); nguyên nhân khác (sự cố trên đường, cháy nổ phương tiện, mưa lớn, sạt lở…): 27 vụ (31,03%);

Quốc hội đã thông qua Luật đường sắt số 06/2017/QH14 sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2018; Chính phủ ban hành 02 Nghị định liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT;  Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22 ngày 22/6/2017 về tổ chức và hoạt động của Ủy ban ATGT Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thay thế Quyết định số 57 ngày 18/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ; các Bộ, ngành tổ chức xây dựng, sửa đổi và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo chức năng nhiệm vụ của mình trong công tác bảo đảm TTATGT.

Trong năm 2017, Ủy ban ATGT Quốc gia, các Bộ, ngành, Đoàn thể, Ban ATGT tỉnh, thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật TTATGT; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương, địa phương thường xuyên, kịp thời đưa tin về tình hình TTATGT, cảnh báo các nguy cơ cao gây TNGT, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh TNGT; tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng lái xe an toàn cho người dân, cho học sinh, sinh viên và cho đoàn viên, hội viên của các đoàn thể; đồng chí  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ- Chủ tịch Ủy ban ATGT QG đã tham dự và phát động “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường – tháng 9” tại TPHCM, Long An; công bố kết quả nghiên cứu khoa học An toàn giao thông cho trẻ em tại Hà Nội và TPHCM; tổ chức thành công Hội nghị Quốc tế về an toàn giao thông khu vực Đông Á EASTS XII 2017 tại thành phố Hồ Chí Minh; Hội nghị “Tổng kết 10 năm thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, phát biểu tham luận tại điểm cầu Cà Mau.

Ủy ban ATGT Quốc gia đã thành lập 4 Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về TTATGT (Chỉ thị 12, 23, 29, 32) tại 11 tỉnh, thành phố; kiểm tra một số địa phương có TNGT gia tăng và TTATGT phức tạp trong quý I và quý II năm 2017. Lực lượng công an tiếp tục tăng cường công tác TTKS, xử lý 4.490.104 trường hợp vi phạm TTATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền 2.795,6182 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe và bằng chứng chỉ chuyên môn 365.999 trường hợp, tạm giữ 697.528 phương tiện, trong đó đã xử lý vi phạm theo các chuyên đề: Người điều khiển mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách: 714.082 trường hợp; Vi phạm quy định về nồng độ cồn: 156.163 trường hợp; Vi phạm của xe khách: 94.731 trường hợp;  Xử lý xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định: 282 trường hợp; xe quá hạn kiểm định: 3.956 trường hợp; Sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp: 4.981 trường hợp; Khai thác cát, sỏi trái phép trên đường thủy: 814 trường hợp; Phương tiện thủy không đăng ký, đăng kiểm và không đảm bảo an toàn: 15.879 trường hợp; lực lượng chức năng trong Quân đội đã kiểm tra 3260 lượt xe ô tô quân sự hoạt động trên đường, trong đó chấp hành tốt là 2853 lượt xe (87,5%); chấn chỉnh, xử lý 407 lượt xe (12,5%) vi phạm. Thanh tra Bộ GTVT đã thực hiện 27 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo TTATGT; thanh tra các đơn vị của Bộ và các Sở GTVT đã thực hiện trên 82.967 cuộc thanh tra, kiểm tra; ra quyết định xử phạt 76.531 vụ với số tiền trên 352 tỷ đồng; tạm giữ 245 ô tô; đình chỉ hoạt động 541 bến và 363 phương tiện thủy nội địa; giám sát 804 kỳ sát hạch lái xe ô tô, 846 kỳ sát hạch lái xe mô tô.

Bộ Giao thông vận tải Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các đơn vị chức năng hoàn thành, đưa vào khai thác 10 dự án và 01 hạng mục hầm Đèo Cả thuộc Dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả, điển hình như cao tốc Đà Nẵng – Tam Kỳ, đường Tân vũ – Lạch Huyện, hầm Đèo Cả...Thực hiện Kế hoạch bảo trì KCHT năm 2017; đã tiến hành lắp đặt bổ sung thêm 26 vị trí trụ neo, tổ chức điều tiết 34 vị trí, thực hiện xử lý chống va trôi các cầu trong mùa lũ, bão tại 10 vị trí, thực hiện thanh thải chướng ngại vật tại 04 vị trí, triển khai 12 công trình nạo vét, đảm bảo giao thông, sửa chữa 7 công trình kè; chấm dứt các dự án xã hội hoá nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm, vật liệu xây dựng; thực hiện sửa chữa, sản xuất thay thế bổ sung báo hiệu, thay thế phao sắt bằng phao nhựa công nghệ mới; lắp đặt thêm 38 vị trí trạm đọc mực nước tự động; Lĩnh vc hàng không: thực hiện kiểm định đánh giá sức chịu tải của đường cất hạ cánh 25R/07L Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và đường cất hạ cánh 11L/29R Cảng hàng không Nội Bài; Lĩnh vc hàng hi: hoàn thành nâng cấp luồng cho tàu biển 10.000 DWT vào cảng Cửa Lò; triển khai Dự án bổ sung Hệ thống quản lý hàng hải tàu biển luồng Cái Mép - Thị Vải; thiết lập 06 khu neo đậu tàu kết hợp tránh, trú bão.

Ngành GTVT tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý các lĩnh vực vận tải, tăng cường thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải; nâng cao chất lượng dịch vụ, kết nối các phương thức vận tải, tổng kết 2 năm thí điểm ứng dụng kết nối dịch vụ vận tải bằng xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi.

Việc thực hiện Chỉ thị 32 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm soát tải trọng phương tiện: Bộ GTVT đã xác định 28 vị trí đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe theo quy hoạch đến năm 2020; hoàn thiện, sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Trạm kiểm tra tải trọng xe; Bộ Công an đã đầu tư, lắp đặt các trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên các tuyến giao thông trọng điểm; các địa phương củng cố, tăng cường lực lượng, thiết bị, bổ sung kinh phí duy trì hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe, bổ sung cân xách tay xử lý xe quá tải. Kết quả xử lý vi phạm: Các Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động, cố định của ngành giao thông vận tải đã xử lý vi phạm đối với 28.268 trường hợp;  tước quyền sử dụng GPLX 9.596 trường hợp, xử phạt nộp kho bạc nhà nước 258,6 tỷ đồng; các Trung tâm đăng kiểm phát hiện 15.364 xe vi phạm kích thước thùng hàng; Lực lượng Cảnh sát giao thông đã kiểm tra, phát hiện và xử lý  48.584 trường hợp (quá tải 39.482 trường hợp, vi phạm kích thước 9.102 trường hợp) nộp kho bạc nhà nước 323,9 tỷ đồng, tạm giữ 4.334 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX 20.579 trường hợp. Lực lượng Thanh tra Bộ đã kiểm tra và phát hiện 32/35 đơn vị là đầu mối bốc xếp hàng hóa được kiểm tra có vi phạm về xếp hàng hóa; Cục Đường thuỷ nội địa phát hiện 35 đầu mối hàng hoá vi phạm; cục Hàng hải Việt Nam đã triển khai 903 cuộc kiểm tra kiểm soát tải trọng phương tiện tại các cảng bến.

Để đạt được những kết quả trên, bên cạnh công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia và  sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành , đoàn thể và cấp uỷ, chính quyền các địa phương; sự chủ động, tích cực của các cơ quan thường trực về bảo đảm TTATGT, đặc biệt là trong các dịp cao điểm.

Cần khẳng định rằng các chính sách, quy định pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, ngày càng sát với yêu cầu thực tiễn; các công trình kết cấu giao thông trọng điểm đưa vào khai thác đã  góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm tai nạn giao thông; công tác quản lý, bảo trì KCHTGT, xử lý điểm đen, đường ngang, lối đi tự mở qua đường sắt được thực hiện nghiêm túc có kết quả cụ thể; Nỗ lực của lực lượng chức năng với nòng cốt là lực lượng CSGT phối hợp với  cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động, Thanh tra GTVT, công an xã, phường tham gia tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và giải tỏa lòng đường, vỉa hè, chống ùn tắc giao thông.  Bên cạnh đó, công tác đăng ký, đăng kiểm, quản lý phương tiện giao thông ngày càng chặt chẽ, minh bạch, dẫn đến chất lượng phương tiện khi tham gia giao thông ngày càng nâng cao. Đặc biệt, các Bộ, ngành, đoàn thể và cơ quan truyền thông, báo chí ở Trung ương và địa phương đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân xây dựng văn hoá giao thông.

Theo báo cáo độc lập của Quỹ phòng chống thương vong Châu Á, sau 10 năm thực hiện quy định pháp luật về Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (2007-2017) đã kéo giúp giảm trên 15.300 người chết do tai nạn giao thông, trên 500.000 ca chấn thương đầu, giảm thiệt hại kinh tế do TNGT gây ra khoảng 3,5 tỷ Đô la Mỹ

Bên cạnh những kết quả đạt được thì tình hình TNGT vẫn diễn biến phức tạp, số người chết do tai nạn giao thông giảm thấp hơn mục tiêu 5% đề ra từ đầu năm; còn xảy một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; ùn tắc giao thông tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng; công tác quản lý, vận hành tại một số trạm thu giá dịch vụ đường bộ  (BOT) còn bất cập, gây bức xúc trong một bộ phận lái xe và người dân, dẫn đến phản ứng gây mất trật tự an toàn giao thông; tai nạn giao thông hàng hải tăng cao; tỷ lệ thương vong do tai nạn giao thông ở trẻ em còn cao, tại Hà Nội và TPHCM tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em và nạn nhân TNGT là trẻ em có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2011-2016; xảy ra 70 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng làm 224 người chết, bị thương 207 người. Tình trạng xe dù, bến cóc có xu hướng tăng mạnh, gây mất trật tự an toàn giao thông, cạnh tranh bất bình đẳng với dịch vụ xe chở khách theo tuyến cố định. Xe ô tô chở quá tải, xe cơi nới thành thùng chở hàng quá tải có dấu hiệu tái diễn tại các địa bàn có mỏ vật liệu, nhà máy xi măng (Hà Giang, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An…), khu vực có các công trường đang thi công (Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hoà, ...) và tại các khu vực có cảng, khu công nghiệp, đang thu hoạch nông, lâm sản (Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Gia Lai, Bình Định, ...), tái diễn xe quá tải lưu thông đường dài trên một số trục quốc lộ chính. Tình hình khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp tại một số tuyến sông tại một số địa phương (Bắc Ninh, Hải Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp…) gây mất TTATGT đường thủy nội địa. Ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn diễn biến phức tạp, có dấu hiệu gia tăng.

Những tồn tại, hạn chế là do một số nơi, việc gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp Ủy, đứng đầu chính quyền cơ quan, đơn vị chức năng và địa phương trong công tác bảo đảm TTATGT chưa đi vào nề nếp. Hạn chế, bất cập trong tập huấn, phổ biến và thực thi pháp luật về TTAGTT. Chưa xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ TNGT trên đường bộ, lối đi tự mở qua đường sắt; tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè hành lang an toàn giao thông trái phép trên mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa diễn ra tràn lan. Ý thức chấp hành pháp luật TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông còn hạn chế, đặc biệt là hiện tượng chủ xe buông lỏng, khoán trắng cho lái xe kinh doanh vận tải chưa được khắc phục. Sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là sự tăng nhanh của xe ô tô tải, xe ô tô con cá nhân. Mức độ ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông vận tải cũng như giám sát, xử lý vi phạm còn hạn chế. Kinh phí phục vụ cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông còn hạn chế.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Phát huy kết quả đạt được của năm 2017, Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đã đề xuất lựa chọn chủ đề năm 2018 “An toàn giao thông cho trẻ em”, lấy trẻ em là mục tiêu và là động lực xây dựng văn hoá giao thông cho toàn xã hội; tiếp tục xác định mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông từ 5-10% về cả số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông; giảm tỷ lệ thương vong do tai nạn giao thông đối với trẻ em 10% so với năm 2017; kéo giảm ùn tắc giao thông trên các trục chính và tại các thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Để thực hiện được mục tiêu trên, các cơ quan thành viên Uỷ ban ATGT Quốc gia và Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tập trung thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tập trung thực hiện 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục hoàn thiện thể chế về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt khẩn trương sửa đổi Luật Giao thông đường bộ 2008, các văn bản pháp luật liên quan tới an toàn giao thông cho trẻ em... Kiên trì xây dựng văn hoá giao thông cho toàn xã hội, đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông; thực hiện giáo dục an toàn giao thông chính khoá cả 3 cấp học phổ thông; tuyên truyền văn hoá giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, bằng các loại hình nghệ thuật truyền thống và hiện đại; tiếp tục vận động nhân dân đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng khi đi mô tô, xe máy và xe đạp điện Khẩn trương triển khai đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm quốc gia như tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam, Sân bay Long Thành; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo trì kết cấu hạ tầng, xử lý dứt điểm các điểm đen về tai nạn giao thông, các lối đi tự mở trái phép qua đường sắt; xử lý dứt điểm bất cập về quản lý, khai thác các trạm thu giá BOT đường bộ. Nâng cao nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đầu tư, hiện đại hoá phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ cho lực lượng CSGT Thanh tra giao thông và các lực lượng cùng tham gia tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT; tăng cường tuần lưu gắn với mô hình tuần tra phối hợp giữa CSGT với các lực lượng cảnh sát khác, kết hợp bảo đảm TTATGT và đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn ANTT trên địa bàn; kiểm tra, xử lý dứt điểm hiện tượng chủ xe buông lỏng quản lý, khoán trắng cho lái xe kinh doanh vận tải; tăng cường các biện pháp quản lý, xử lý nghiêm xe ô tô chở quá tải. Tái cơ cấu thị trường vận tải, phát triển dịch vụ logistics và  kết nối vận tải đa phương thức, nâng cao thị phần vận tải đường thuỷ nội địa, hàng hải, đường sắt. Đẩy nhanh tiến độ phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt đô thị và xe khách liên tỉnh; xử lý dứt điểm tình trạng “xe dù, bến cóc”; kiên trì hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân  gắn với lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường đồng thời bảo đảm an sinh xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với công tác quản lý điều hành, tổ chức giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông cũng như hỗ trợ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; khai thác dữ liệu từ thiết bị hành trình để giám sát, xử lý vi phạm tốc độ, lộ trình xe ô tô kinh doanh vận tải.

Huỳnh Anh