Trước hết Ban An toàn giao thông tỉnh cần tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; văn bản kiến nghị Trung ương sửa đổi về cơ chế kinh phí, tăng thẩm quyền cho công an cấp xã, sửa đổi chương trình đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe, lái tàu khu vực nông thôn.

Tổ chức điều tra, thống kê hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, lập dự toán, phương án triển khai, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (cần xây dựng đề án riêng ở lĩnh vực này);

- Lập dự toán kinh phí đảm bảo an toàn giao thông cho cấp xã;

Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng chức năng để làm tốt nhiệm vụ đảm bảo TT ATGT khu vực nông thôn.

- Triển khai các lớp tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền, tuần tra kiểm soát, đảm bảo ATGT cho công an xã; thị trấn. Tập huấn kỹ năng tuyên truyền miệng cho các cơ quan, đơn vị, nhất là cán bộ nòng cốt Mặt trận, các đoàn thể. Tập huấn kiến thức an toàn giao thông cho đội ngũ giáo viên; kỹ năng sơ cấp cứu tai nạn giao thông cho tình nguyện viên cấp cơ sở. Bên cạnh đó, Ban ATGT tỉnh, huyện phải xây dựng kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm, tổ chức công tác tuyên truyền ATGT. Ban ATGT tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PT-TH xây dựng các video clip hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn. Tổ chức các cuộc thi lái xe an toàn cấp cơ sở. Sở Y tế cần trang bị thêm một  số trang thiết bị sơ cấp cứu di động cho Trạm y tế xã.Công an các huyện xây dựng kế hoạch tăng cường Cảnh sát giao thông về cơ sở. Ban ATGT huyện cần thành lập thí điểm một số đội tự quản về an toàn giao thông – hình thành mạng lưới tuyên truyền viên.  Ban An toàn giao thông cấp xã triển khai công tác đảm bảo an toàn giao thông theo chương trình, kế hoạch đề ra.

Theo đó, Đề án sẽ được triển khai với hình thức theo phân cấp quản lý nhà nước từ tỉnh triển khai đến tận cơ sở; phân công nhiệm vụ cho từng cơ quan chuyên môn phụ trách triển khai thực hiện, có kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện của từng đơn vị, địa phương.

Về trang bị cơ sở vật chất

Công an tỉnh cần lập kế hoạch và đề xuất mua sắm trang bị phương tiện, trang thiết bị cho công an xã.. Ngoài một số trang thiết bị, phương tiện hiện có, cần phải mua sắm thêm mỗi xã 02 xe mô tô 110cc (101 xã, phường x 02 chiếc xe  = 202 xe), gậy chỉ huy giao thông, còi, đèn, áo mưa,…đối với xã đặc thù đường thủy trang bị thêm 30 vỏ máy.

Trang bị thêm một số dụng cụ sơ cấp cứu tai nạn giao thông di động cho các Trạm y tế.

Khái toán kinh phí thực hiện

Kinh phí trang bị cơ sở vật chất

Mua sắm trang thiết bị cho các xã (bình quân 100 triệu đồng/xã)

100.000.000 đ x 101 xã = 10.100.000.000 đồng.

Kinh phí tổ chức Hội nghị, tập huấn

- Hội nghị triển khai Đề án (10 cuộc, gồm cấp tỉnh, 01 cuộc, các huyện, thành phố 09 cuộc), bình quân 5.000.000 đồng/cuộc:

10 cuộc x 5.000.000 đồng = 50.000.000 đồng.

- Tổ chức các lớp tập huấn: bình quân mỗi xã 20.000.000 đồng

101 xã x 20.000.000 đồng = 2.020.000.000 đồng.

          Kinh phí chỉnh trang kết cấu hạ tầng: khi được phê duyệt dự toán sẽ ghi vào kế hoạch vốn duy tu, sửa chữa hàng năm của các địa phương (có đề án riêng).

          Nguồn kinh phí

Tổng kinh phí ban đầu để triển khai các giải pháp trên khoảng 12,2 tỷ đồng. Các năm tiếp sau, các nội dung có liên quan đến kinh phí phải lập dự toán ngân sách hàng năm và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Nguồn kinh phí thực hiện bao gồm:

- Ngân sách cấp tỉnh(bao gồm nguồn thu xử phạt): khoảng 75%

- Ngân sách cấp huyện (gồm nguồn thu xử phạt): khoảng 25%

- Xã hội hóa, mạnh thường quân (nếu có).

Giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau triển khai vào thực tiễn mang tính khả tính khả cao vì hiện nay hoạt động đảm bảo an toàn giao thông của các xã còn gặp nhiều khó khăn, nhất là do vướng nhiều cơ chế chính sách nên Ban An toàn giao thông cấp xã hiện nay hoạt động rất hạn chế, thậm chí có những nơi hầu như không có hoạt động, trong khi tai nạn giao thông ở địa bàn nông thôn có xu hướng tăng theo hàng năm. Do đó, việc đề xuất triển khai các giải pháp này vào thực tiễn sẽ làm dừng, làm giảm tai nạn giao thông ở địa bàn nông thôn./.

Khánh Ngọc