“Thời gian qua, dưới áp lực của các vụ tai nạn giao thông, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã cùng các địa phương cố gắng rà soát các điểm đen, tập trung cho người gác tạm thời, chứ không thể lắp đặt cảnh báo. Việc mở đường ngang dân sinh rất tuỳ tiện là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng gần đây. Điển hình như:

1. Vụ tai nạn đường sắt xảy ra vào khoảng 15h30 ngày 4/2, xe du lịch 16 chỗ mang biển số Yên Bái khi cố vượt qua đường ngang dân sinh tại huyện Vụ Bản (Nam Định) đã bị đoàn tàu Thống Nhất mang số hiệu TN1 đâm vào khiến một người tử vong tại chỗ, 2 nạn nhân khác bị thương.

2. Cùng ngày 4/2 tai nạn xảy ra vào khoảng 16h, tại xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cũng xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa ôtô và tàu hỏa. Ô tô 4 chỗ mang biển số Hà Nội chở 3 người đi từ Hải Dương, băng qua đường ngang dân sinh đúng lúc tàu hỏa chạy qua. Vụ va chạm mạnh khiến chiếc xế hộp biến dạng nghiêm, 3 người trên xe bị thương nặng.

3. Vụ tai nạn đường sắt xảy ra vào khoảng15h ngày 20/2, tàu SE2 đi từ Sài Gòn ra Hà Nội, đến địa phận Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) thì va chạm với xe tải khiến đầu máy và 5 toa tàu lật khỏi đường raykhiến 3 người tử vong, 4 người bị thương.

Xe tải bị tông nát bét

4. Vụ tai nạn xảy ra lúc 10h30 ngày 22/2/2017 tại đường ngang dân sinh qua địa phận xã Thủy Phù (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Lúc đó, tàu hỏa chạy theo hướng từ Bắc - Nam đến địa điểm trên thì đâm trúng bé trai Mai Đức Nhân (2 tuổi, trú xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy) đang ngồi chơi trên đường ngang dân sinh một mình. Sau cú tông mạnh, bé trai bị hất văng ra lề đường tử vong tại chỗ.

Vị trí xảy ra vụ tai nạn thương tâm.

Nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra mà phần lớn là do ý thức của người dân tùy tiện mở đường ngang dân sinh. Nhưng cần xác định rõ nơi nào chính quyền để mở đường dân sinh qua đường sắt trái phép thì trách nhiệm thuộc về ai ?

Tổng hợp từ Internet