Đối với kết cấu hạ tầng giao thông do UBND cấp huyện quản lý, Sở GTVT đề nghị UBND các huyện, thành phố Cà Mau căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương triển khai công tác đảm bảo an toàn giao thông, trọng tâm thực hiện một số nội dung chính như: Chỉ đạo kiểm tra an toàn, chất lượng hệ thống cầu, đường, bến xe, bến tàu, bến khách ngang sông,…. đảm bảo an toàn tuyệt đối, không để xảy ra sự cố, có phương án dự phòng để xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra. Duy tu, bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng, bảo đảm hệ thống chiếu sáng hoạt động bình thường. Chỉ đạo các đơn vị vận tải có biện pháp tổ chức vận chuyển, điều động, tăng cường phương tiện để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân. Chỉ đạo khẩn trương thực hiện công tác dặm vá ổ gà các tuyến đường do địa phương quản lý. Đối với công trình thi công chưa hoàn thành, yêu cầu các nhà thầu thi công thu gom, tập kết vật tư, thiết bị, có giải pháp cảnh báo, rào chắn đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian tạm ngưng thi công nghỉ lễ; có kế hoạch bố trí cán bộ, nhân viên, người lao động trực, gác hướng dẫn, điều tiết giao thông trong trường hợp cần thiết. Công khai, công bố số điện thoại cán bộ trực tại phạm vi công trường.

Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn trong việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phương tiện thủy nội địa; xử lý nghiêm theo quy
định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm, phối hợp với lực lượng Thanh tra Giao thông, Cảnh sát giao thông kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông, kịp thời chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết, khắc phục các sự cố, tai nạn xảy ra.

Đối với hệ thống đường tỉnh, Sở GTVT  giao Giám đốc Trung tâm Quản lý, bảo trì công trình giao thông và Công ty TNHH MTV Tuấn Anh khẩn trương thực hiện duy tu, sửa chữa, quản lý thường thường xuyên các tuyến đường, các công trình được giao thi công, quản lý; trong đó cần đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt:- Công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; công tác quản lý và phạm vi công việc bảo dưỡng thường xuyên (quét dọn vệ sinh trên mặt đường, mặt cầu, dặm vá ổ gà, sửa chữa khe co giãn hư hỏng, xử lý hằn lún vệt bánh xe, bạt lề đường, khơi thông rãnh, cống thoát nước; phát quang, cắt cỏ đảm bảo tầm nhìn thông thoáng) Kiểm tra, rà soát điều chỉnh, bổ sung thay thế, duy tu sửa chữa cọc tiêu, báo hiệu giao thông đầy đủ, rõ ràng, thuận lợi cho người điều khiển phương tiện biết khi tham gia giao thông; kịp thời rào chắn, lắp đặt biển báo hiệu cảnh báo tại vị trí sạt lở (nếu có) và khẩn trương khắc phục. Xây dựng các phương án, chuẩn bị vật tư, phương tiện thiết bị và bố trí cán bộ, lãnh đạo thường trực để thực hiện công tác đảm bảo giao thông, khắc phục kịp thời hư hỏng công trình đường bộ và tại các điểm hay xảy ra ùn tắc giao thông để xử lý kịp thời, đảm bảo giao thông nhanh nhất.

Đối với các công trình xây dựng mới và nâng cấp, mở rộng đề nghị Giám đốc Ban QLDA xây dựng công trình giao thông chỉ đạo cán bộ giám sát yêu cầu các nhà thầu thi công thu gom, tập kết vật tư, thiết bị, có giải pháp cảnh báo, rào chắn đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian tạm ngưng thi công nghỉ lễ; có kế hoạch bố trí cán bộ, nhân viên, người lao động trực, gác hướng dẫn, điều tiết giao thông trong trường hợp cần thiết. Công khai, công bố số điện thoại cán bộ trực tại phạm vi công trường.

Giao Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đội phụ trách địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý nghiêm:Đối với các công trình đang thi công: Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường bộ đang khai thác và biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa. Đối với bến thủy nội địa, cảng, bến khách ngang sông: Kiểm tra các điều kiện hoạt động bến khách ngang sông như giấy phép hoạt động bến, áo phao cứu sinh, chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện,... đảm bảo đúng theo quy định. Phối hợp với Cảnh sát giao thông và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật của phương phương tiện, người điểu khiển phương tiện khi tham gia giao thông; chủ động khai thác, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, camera lắp đặt trên xe kinh doanh vận tải,… để cảnh báo và xử lý theo quy định đối với các vi phạm.Kiên quyết xử lý các vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông: xe quá khổ, quá trọng tải; dừng, đỗ xe trái quy định; mở đấu nối trái quy định; . . .

Vê công tác bến bãi và vận tải, Sở GTVT giao Trưởng Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái tham mưu và yêu cầu các doanh nghiệp vận tải thực hiện tốt: Phương án bán vé, tăng cường phương tiệnvận tải xe khách cố định, xe buýt đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân và nâng cao chất lượng, thái độ tài xế, nhân viên phục vụ hành khách. Phương tiện hoạt động phải bảm bảo tình trạng kỹ thuật, tuyệt đối không đưa phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật ra hoạt động kinh doanh vận tải; quán triệt, phổ biến cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe thực hiện đúng quy định về thời gian lái xe liên tục và thời gian lái xe trong ngày, tuyệt đối không điều khiển phương tiện khi có nồng độ cồn trong máu và hơi thở; Theo dõi và duy trì hoạt động, truyền dẫn đầy đủ, chính xác, kịp thời dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với các phương tiện thuộc đối tượng phải lắp), thường xuyên có báo cáo các trường hợp vi phạm và công tác xử lý vi phạm theo đúng quy định; thực hiện các biện pháp bình ổn giá cước vận tải theo quy định.

Giao Trưởng Ban Điều hành bến xe tàu xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác quản lý tại các bến, như: Bố trí nhân lực, trang thiết bị để hướng dẫn, hỗ trợ người dân tại bến xe; công tác bán vé và sử dụng các dịch vụ khác tại bến; niêm yết giá vé công khai, tạo thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua vé, đồng thời có biện pháp phòng, chống việc đầu cơ, buôn bán vé, không để tình trạng tăng giá vé trái quy định;Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình trạng kỹ thuật của phương tiện trước khi xuất bến, kiên quyết không cho các phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật xuất bến theo quy định; Thực hiện việc chỉnh trang bến bãi, vệ sinh môi trường như: mặt bằng thoáng mát, bố trí khu vực chờ hoặc nghỉ ngơi, đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ, an toàn; yêu cầu các quầy dịch vụ trong bến cam kết không tăng giá dịch vụ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và người dân thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng (Thanh tra Giao thông vân tải, Cảnh sát giao thông và lực lượng công an khác) có phương án đảm bảo an toàn, an ninh trật tự.

Ngoài ra, Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Thanh tra Sở Giao thông vận tải phải túc trực 24/24, số điện thoại đường dây nóng, theo dõi để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin về vận tải, tai nạn giao thông, sự cố cầu đường, ùn tắc giao thông. 

Mộng Tuyết