Trong quá trình sử dụng xe hằng ngày, lốp xe chính là bộ phận quan trọng và duy nhất tiếp xúc trực tiếp với mặt đường cũng như đảm bảo cho xe hoạt động ổn định trong các tình huống cụ thể như: tăng tốc, giảm tốc hay vào cua.
Trong khi các bộ phận khác gặp trục trặc thì xe có thể tiếp tục di chuyển hoặc vận hành ở tốc độ thấp đến nơi sửa chữa, nhưng khi lốp xe có vấn đề thì hầu như xe không thể hoạt động tiếp. Đặc biệt, trước những chuyến đi xa thì việc kiểm tra lốp xe là hết sức cần thiết.
Dưới đây là những lời khuyên hữu ích để tăng tuổi thọ cho lốp xe cũng như hạn chế tối đa nguy cơ “nằm đường” trong các chuyến đi.
1.Kiểm tra áp suất lốp
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất cao su Hoa Kỳ (RMA), chỉ có 15% người lái xe biết cách kiểm tra đúng (đủ) áp suất lốp. Thời điểm thích hợp nhất để kiểm tra áp suất lốp là vào buổi sáng khi xe chưa hoạt động hoặc tối thiếu là sau 3 tiếng khi xe hoạt động. Đủ áp suất có nghĩa là luôn đảm bảo lốp được bơm đủ hơi với đúng áp suất quy định của nhà sản xuất, không quá non hoặc quá căng. Ở một số xe đời mới có trang bị chức năng cảnh báo áp suất lốp (TPMS) thì việc kiểm tra áp suất trở nên đơn giản, hệ thống sẽ cảnh báo khi áp suất lốp giảm đột ngột, khoảng 25% so với áp suất tiêu chuẩn.
Hệ thống cảm biến áp suất lốp được trang bị trên xe ngày nay
Trong nhiều trường hợp, khi áp suất giảm từ từ thì hệ thống sẽ không phát hiện chính vì vậy ta phải kiểm tra áp suất lốp thường xuyên tại nhà bằng dụng cụ đo áp suất với mức giá chỉ khoảng vài chục nghìn (loại cơ) cho đến vài trăm nghìn đồng (loại điện tử).
Kiểm tra áp suất lốp bằng đồng hồ cơ.
Kiểm tra áp suất lốp bằng đồng hồ điện tử
Về thông số áp suất lốp của xe thường được ghi trên thành lốp, tem dán trên khu vực khung cửa bên tài hoặc trên tem thông số dán ở các vị trí như khung, bình xăng. Ngoài ra, tem này cũng cấp thông số cơ bản cho xe như áp suất lốp trước sau, số VIN, kí hiệu mã màu sơn xe, trong lượng xe.v.v.. Dễ thấy hơn thì áp suất lốp được ghi ngay trên thành lốp, tuy nhiên đó lại là áp suất lốp nguội tối đa tiêu chuẩn Max PSI. Ví dụ: Trên những mẫu xe hơi thông số áp suất nguội tối đa thường là “Max.PRESS. 51 PSI”. Chỉ số này cho bạn biết áp suất nguội tối đa cần thiết cho lốp xe để mang tải tối đa trong điều kiện tiêu chuẩn.
Thông số áp suất lốp được ghi trên thân lốp
Theo các chuyên gia áp suất hoàn hảo để bơm vào bánh xe sẽ nằm trong khoảng từ 46 đến 48 PSI, vì khi xe di chuyển, ma sát với mặt đường sẽ khiến lốp nóng lên, từ đó giãn nở phần không khí bên trong lốp khiến áp suất lốp tăng lên. Do vậy, bơm lốp theo áp suất tối đa không phải là sự lựa chọn hoàn hảo, lốp quá căng sẽ giảm tuổi thọ và khi xe di chuyển bị dằn xóc hơn.
2.Kiểm tra bánh phụ (bánh dự phòng hay bánh sơ-cua)
Trong quá trình sử dụng xe cũng như bảo dưỡng các bộ chi tiết trên xe, thì bánh dự phòng là chi tiết dễ bị bỏ sót nhất. Chức năng chính của bánh dự phòng cứu hộ, thay thể bánh xe chính khi gặp vấn đề trong những tình huống khẩn cấp (thủng, nổ lốp), giúp tiết kiệm thời gian.
Thường xuyên kiểm tra bánh phụ (bánh sơ-cua) để đảm bảo sử dụng được khi xe gặp sự cố.
Tuy nhiên, việc quên kiểm tra bánh dự phòng sẽ làm ảnh hướng đến chức năng cứu hộ của nó. Đặc biệt trong những trường hợp khi xe gặp sự cố tại những khu vực hẻo lánh, vắng người hoặc vào ban đêm.v.v.
Như vậy, trong quá trình sử dụng xe dành chút thời gian để kiểm tra áp suất lốp dự phòng, có thể là mỗi tháng một lần hoặc trước những chuyến đi xa nếu không muốn xe bạn “nằm đường” khi gặp sự cố.
Thực tế là hầu hết mọi người đều quên kiểm tra áp suất của lốp dự phòng.
3.Kiểm tra tuổi thọ của lốp
Ngoài áp suất lốp thì tuổi thọ lốp cũng cần được kiểm tra. Tuổi thọ của lốp xe được nhà sản xuất biểu thị bằng năm sản xuất.
Thời điểm sản xuất lốp, luôn đươc nhà sản xuất in trên thân lốp và thường có 4 chữ số. Trong đó, 2 chữ số đầu tiên là tuần, 2 chữ số tiếp theo là năm sản xuất.
Dãy số biểu thị thời gian sản xuất của lốp 1113
Ví dụ: Năm sản xuấtcủa chiếc lốp này được kí hiệulà 1113. Trong đó, 11 có nghĩa là tuần thứ 11 trong năm và con sô 13 là năm sản xuất 2013.
4. Kiểm tra độ mòn của lốp
Độ mòn của lốp có thể kiểm tra bằng mắt thường và được nhà sản xuất biểu thị bằng vạch chỉ thị độ mòn. Vạch này là những gờ nằm trong các rãnh lốp hoặc ký hiệu tam giác nằm bên mép lốp, nếu vỏ mòn và chạm đến những điểm này thì cũng là lúc bạn cần thay lốp mới.
Nhà sản xuất bố trí những vạch (gờ) để người sử dụng tự kiểm tra độ mòn
Kiểm tra độ mòn cũng rất quan trọng vì bánh xe quá mòn sẽ dễ phát nổ khi bơm căng hoặc gặp phải hiện tượng trượt nước “Hydroplaning” khi lái xe trời mưa rất nguy hiểm.
Kiểm tra độ mòn bằng dụng cụ đo
Sử dụng đồng xu là mẹo hay để kiểm tra độ mòn của lốp
Hiện tượng Hydroplaning (hay Aquaplaning) xuất hiện khi mặt đường bị bao phủ bởi nước và xe di chuyển quá nhanh, không đủ thời gian để nước kịp thoát khỏi bề mặt tiếp xúc giữa lốp và mặt đường, nước tạo thành một lớp ngăn cách giữa lốp và mặt đường và xe bắt đầu bị hydroplaning. Khi xe bị Hydroplaning thì bánh xe đã mất ma sát với mặt đường, điều này đồng nghĩa khả năng phanh của xe sẽ kém hiệu quả thời điểm đó, xe bị đẩy về phía trước theo lực quán tính.
Hiện tượng Hydroplaning (xe trượt trên nước) sẽ rất nguy hiểm, vì khi đó xe bị giảm đáng kể độ bám, dẫn đến khó kiểm soát lái
Để hạn chế Hydroplaning thì tài xế chỉ nên chạy xe với tốc độ dưới 2/3 tốc độ bình thường khi trời mưa đặc biệt phải thận trọng trong 15 phút mưa đầu tiên. Vì lúc này bụi đất bám trên mặt đường sẽ trộn với nước mưa khiến cho nước kém linh động, làm cho nước khó thoát khỏi mặt tiếp xúc giữa lốp và mặt đường cũng khiến hiện tượng hydroplaning sớm xảy ra.
Nên chạy xe với tốc độ dưới 2/3 tốc độ bình thường khi trời mưa, đặc biệt trong 15 phút mưa đầu tiên.
Bên cạnh đó, kích thước lốp và hình dáng gai lốp cũng ảnh hưởng đến quá trình trượt của xe, một số kiểu gai lốp có cấu tạo những rãnh thoát nước tốt hơn kiểu khác.
5. Bảo dưỡng lốp
Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện lốp xe mòn không đều nhưng áp suất lốp đã ổn định thì bạn nên nghĩ ngay đến độ chụm (hệ thống lái) có vấn đề cần mang xe đến ngay garage để cân chỉnh lại bộ phận này. Ngoài ra, kinh nghiệm để lốp luôn hoạt động hoàn hảo thì nên đảo lốp xe sau mỗi 8.000 – 10.000 km. Có nhiều cách đảo lốp khác nhau, những cách dưới đây thường được các tài xế áp dụng. Khi đảo lốp xe hoặc vừa thay lốp mới thì kết hợp việc cân mâm, bấm chì để đảm bảo độ ổn định cho bánh xe khi vận hành.
Bảo dưỡng lốp bằng hoá chất phủ bóng, vừa làm đẹp vừa vệ sinh giúp tăng tuổi thọ lốp.
Ngoài ra, để tăng tuổi thọ cho lốp nữa đó là sử dụng các sản phẩm dưỡng lốp sau mỗi lần rửa xe. Ngoài lợi ích về mặt thẩm mỹ khi làm lốp xe trông đen bóng như mới, các sản phẩm này còn có tác dụng giữ cho bề mặt cao su của lốp luôn trong trạng thái mềm dẻo, đàn hồi tốt nhất, tránh được các tác hại xấu từ tia UV cũng như các loại hoá chất khiến bề mặt cao su trở nên giòn, chai cứng, dễ rạn nứt.
6. Hạn chế chở nặng
Khi xe chở tải quá nặng thì ngoài việc ảnh hưởng đến tuổi thọ của các bộ phận trong hệ thống truyền lực của xe như động cơ, ly hợp, hộp số v.v... chắc chắn sẽ tăng mức tiêu hao nhiên liệu. Theo thông kê của hiệp hội các nhà sản xuất cao su Hoa Kỳ (RMA), cứ mỗi 200lbs (khoảng 90.7kg) trọng lượng thừa thì sẽ tiêu hao thêm 1 MPG (khoảng 0,42 lít/100km).Ngoài ra xe chở quá nặng sẽ làm lốp mau mòn hơn dẫn đến rút ngắn tuổi thọ của lốp.
Hạn chế chở quá tải, gây tiêu hao nhiêu hơn bình thường và ảnh hưởng đến tuổi thọ của lốp.
Theo Nghe nhìn Việt Nam