Đây là nghề đáng mơ ước, như nhiếp hành gia hay lái tàu: Turner yêu thích máy bay từ khi còn nhỏ. Anh thấy tháp kiểm soát khi tới sân bay Heathrow ở London và nghĩ rằng làm ở đó là một công việc tuyệt vời. Từ năm 10 tuổi tới khi lớn lên, đó là nghề mơ ước của Turner. Ảnh: Travel&Leisure.

Quá trình tuyển dụng khắt khe: Ứng viên nộp đơn qua trang web của Dịch vụ Không lưu quốc gia (NATS). Quá trình tuyển dụng có ba giai đoạn. Giai đoạn một gồm loạt bài kiểm tra về nhận thức không gian và độ nhạy bén. Tiếp đó là bài kiểm tra tính cách để xem bạn phản ứng thế nào trong một tình huống. Giai đoạn hai là phiên bản phức tạp hơn của giai đoạn một, với nội dung nghiêng về lĩnh vực kiểm soát không lưu. Giai đoạn ba là phỏng vấn và bài tập nhóm để xem bạn có khả năng làm việc nhóm hay không. Ảnh: Entrypointnorth.

Và sau đó bạn phải đi học cao đẳng: Nếu vượt qua ba giai đoạn, bạn sẽ được nhận vào cao đẳng NATS. Đây mới là thử thách khó khăn, với nhiều bài thuyết trình, họp hành và bài tập trên máy mô phỏng. Trước khi bắt đầu, bạn sẽ được chỉ định làm việc ở tháp sân bay hoặc ở một trung tâm kiểm soát từ xa. Turner chọn làm việc ở sân bay. Sau khi hoàn tất khóa học, bạn sẽ bắt đầu thực tập ở sân bay đã chọn. Anh học trong bảy tháng nhưng phải mất tới 13 tháng để đạt tiêu chuẩn làm việc ở Heathrow. Ảnh: Esigma-systems.

Khi đến sân bay, bạn sẽ trải qua khóa đào tạo trên mô hình để làm quen. Tuy nhiên, khi bắt tay vào đào tạo thực tế, bạn sẽ có người hướng dẫn. Họ luôn có quyền điều chỉnh mệnh lệnh của bạn trên radio. Trong ngày đầu, người hướng dẫn sẽ làm phần lớn việc truyền phát thông tin, sau đó dần dần can thiệp ít đi. Mục tiêu cuối cùng là trong buổi đánh giá cuối khóa, họ sẽ không cần phải can thiệp nữa. Ảnh: Aironline.

Bài kiểm tra cuối cùng áp lực lớn: Mọi nỗ lực có đem lại kết quả hay không phụ thuộc vào một bài kiểm tra, giống như thi lái xe vậy. Bạn phải biết mọi quy trình và có thể sẽ không qua được. Ảnh: Scmp.

Ngày đầu tiên làm việc sau khi đã nhận chứng chỉ khá khác biệt do không có người hướng dẫn. Tuy nhiên, mọi việc chẳng khác gì khi thực tập. Bạn luôn cảm thấy sẵn sàng để xử lý tình huống. Ảnh: Reddit.

Công việc này không căng thẳng: Dù đầy áp lực, đồng nghĩa với việc bạn luôn phải tập trung chú ý, công việc này không hề căng thẳng. Mọi người thường ngạc nhiên khi tới tháp không lưu và thấy không khí làm việc rất bình lặng. Họ tưởng tượng tháp điều khiển là một nơi ồn ào, với những nhân viên la hét và ném đồ vào nhau. Ảnh: NATS.

Trong những bộ phim như "Pushing Tin", nghề kiểm soát không lưu được mô tả khác xa thực tế. Các nhân vật luôn ở trong tình trạng căng thẳng và vội vã. Điều này khiến nhiều người lẽ ra có thể trở thành nhân viên kiểm soát giỏi cảm thấy mất hứng thú. Ảnh: Limsoncompany.

Cất cánh khó hơn hạ cánh: Khi máy bay hạ cánh, nhân viên cần đảm bảo chúng có không gian và đường băng để tiếp đất. Việc cất cánh cần nhiều mệnh lệnh chính xác hơn. Nếu một máy bay không cất cánh đúng giờ, các khâu khác sẽ bị ảnh hưởng. Ảnh: Mapio.

Máy bay có kích cỡ khác nhau, tạo ra mức nhiễu loạn không khí khác nhau khi cất cánh. Bạn phải tính đến ảnh hưởng của chúng trên máy bay nhỏ đi sau máy bay lớn, thêm thời gian trước khi cho phép cất cánh. Ảnh: Business Insider.

Vấn đề thường phát sinh từ những điều nhỏ nhặt: Đó là khi máy bay phải về lại cổng đón khách sau khi ra đường băng, vì có người ốm, cần xuống hoặc do vấn đề kỹ thuật. Những trường hợp này bất tiện nhưng không có gì khó khăn. Đổi hướng cho máy bay khi ở trên đường băng là một phần công việc của họ. Ảnh: Airlinereporter.

Khi máy bay phải di chuyển qua vùng bão, nhân viên kiểm soát cần kết hợp với nhân viên radar để thiết kế tuyến đường phù hợp. Gió mạnh, đặc biệt là gió cạnh, cũng là yếu tố quan trọng, đôi khi khiến máy bay không thể hạ cánh. Ảnh: Mothernaturenetwork.

Không hạ cánh ngay là chuyện bình thường: Hành khách thường cảm thấy lo lắng khi máy bay chưa thể hạ cánh ngay khi đến đích. Tuy nhiên, đây là chuyện diễn ra hàng ngày. Việc bay vòng lại để hạ cánh là quy trình chuẩn và an toàn. Ảnh: KLM Blog.

Turner may mắn chưa gặp phải sự cố lớn nào trong thời gian làm việc. Vụ nghiêm trọng nhất là khi một chiếc Boeing 767 hạ cánh và đĩa phanh bị vỡ. Anh phải điều cứu hỏa ra để đảm bảo máy bay được an toàn (những đĩa phanh còn lại nóng lên sau khi hạ cánh). Do đĩa phanh vỡ trên đường băng, các máy bay không thể hạ cánh cho tới khi chúng được dọn sạch. Anh sẽ phải cho hai hoặc ba máy bay khác bay vòng. Ảnh: Bloomberg.

Thời gian quyết định dài hơn bạn tưởng: Các máy bay thường cách nhau một quãng dài. Mọi người thường nghĩ các quyết định ở tháp được đưa ra trong tích tắc. Trên thực tế, giữa khoảng xử lý hai máy bay, các nhân viên có nhiều thời gian để suy nghĩ. Ảnh: Liverpoolecho.

Ở Heathrow, các nhân viên kiểm soát chỉ được làm việc liên tục trong 90 phút, sau đó họ phải nghỉ ít nhất 30 phút. Trong khoảng thời gian này, họ không được phép làm bất cứ điều gì liên quan đến công việc, ngay cả kiểm tra e-mail. Họ có phòng yên tĩnh để xem phim, đọc sách hoặc uống cà phê. Các nhân viên tuân thủ quy định này một cách chặt chẽ, để có đầu óc tỉnh táo nhất khi quay lại làm việc. Ảnh: Chronicle Live.

Hết giờ là hết việc: Bạn sẽ không phải lo lắng về công việc sau khi đã hết ca. Đây là một trong những ưu điểm của nghề này. Ảnh: KLM Blog.

Mọi phi công đều phải đạt trình độ tiếng Anh ICAEA (Hiệp hội tiếng Anh hàng không dân dụng quốc tế), tuy nhiên một số quốc gia có cách phát âm hơi khó hiểu một chút. Tuy nhiên, các nhân viên đã quen làm việc với phi công từ khắp nơi trên thế giới nên điều này không thành vấn đề. Ảnh: Dailymail.

Không cần thị lực tốt để trở thành nhân viên kiểm soát không lưu: Turner may mắn có thị lực 20/20. Tuy nhiên, nhiều người trong tháp bị cận và phải đeo kính. Ảnh: Canadianbusiness.

Turner cho biết anh thấy thoải mái và vui vẻ khi đi máy bay. Khi là nhân viên kiểm soát không lưu, bạn có thể nhận biết nhiều điều về hoạt động của máy bay mà chỉ cần nhìn qua cửa sổ. Ảnh: Livemint.

Theo zing.vn