TS. Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia nêu ra: Mỗi năm, chi phí cho TNGT là 5-12 tỷ USD, tổng chi phí cho TNGT giai đoạn 2015-2030 là 130 tỷ USD! Nguyên nhân dẫn tới khác biệt giữa con số thống kê TNGT của Cảnh sát giao thông và ngành y tế đã được lý giải cụ thể một cách thuyết phục. Gần 50% nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại
Tỉ lệ người uống rượu bia cũng “vô địch” trong các nước châu Á với con số cao ngất ngưởng: 77% nam giới và 11% nữ giới.Việc tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đang ở mức đứng thứ 2 trong các nước Đông Nam Á, chiếm vị trí thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới.
“Thành tích” đáng lo ngại này là kết quả nghiên cứu mới nhất về việc sử dụng rượu bia ở Việt Nam, do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tại Hội thảo “Chia sẻ kết quả nghiên cứu về thực trạng sử dụng rượu bia tại Việt Nam và dự án Luật Phòng chống tác hại (PCTH) của rượu bia”, do Bộ Y tế và WHO tổ chức tại Hà Nội ngày 26-9, nhằm cảnh báo về việc lạm dụng rượu bia ở nước ta.
Nhiều kết quả nghiên cứu về việc sử dụng rượu bia lần đầu được công bố. Theo Ths.BS. Trần Quốc Bảo - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ở Việt Nam, việc sử dụng rượu bia không chỉ tăng ở nam giới mà ở cả nữ giới.
Tuổi càng cao, tần suất sử dụng rượu bia càng tăng. Lứa tuổi thanh niên số lần uống ít hơn người cao tuổi, nhưng mỗi lần uống lại rất nhiều. Có tới gần 50% nam giới Việt Nam uống ở mức nguy hại, trong khi con số này trên thế giới là 12-13%.
Tính đến tháng 1-2016, Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 3,4 triệu lít và 70 triệu lít rượu, chưa kể mỗi năm còn tiêu thụ khoảng 200 triệu lít rượu nấu ở trong dân. Hiện, không có nước nào sử dụng rượu bia ở mức nguy hại cao như Việt Nam. Đây là nguyên nhân tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến rượu bia ngày càng gia tăng.
Tại hội thảo, một thông tin khiến nhiều người giật mình, do TS. Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia nêu ra: Theo ước tính của WHO, thiệt hại do TNGT tại Việt Nam mỗi năm có thể lên tới 2.9% GDP, theo mức GDP và tốc độ tăng trưởng dự báo cho giai đoạn 2016-2030, thiệt hại do TNGT tại Việt Nam hàng năm từ 5 (năm 2013) – và lên tới 12 tỷ USD (năm 2030), đưa tổng chi phí cho TNGT giai đoạn 2015-2030 tại Việt Nam có thể lên tới 130 tỷ USD! Nguyên nhân dẫn tới khác biệt giữa con số thống kê TNGT của Cảnh sát giao thông và ngành Y tế đã được lý giải cụ thể một cách thuyết phục, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chính (1) Khác biệt về định nghĩa TNGT – thiệt mạng bao nhiêu ngày sau khi va chạm: ngay tại hiện trường, 5 ngày hay 30 ngày; (2) Khác biệt trong định nghĩa về số vụ TNGT (1 vụ TNGT do CSGT thống kê với 40 người trên xe có thể trở thành 40 vụ của ngành y tế); (3) Độ tin cậy khi thống kê TNGT của các vụ nhập viện – có nhiều trường hợp va chạm đánh nhau nhưng vào viện cũng khai là do TNGT để không gặp vấn đề; (4) Thống kê lặp khi vào viện ở nhiều cấp khác nhau của ngành y tế – Cùng một người nhưng nếu nhập viện ở nhiều tuyến khác nhau sẽ được ngành y tế thống kê thành nhiều vụ và nhiều người khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy số liệu thống kê của Cảnh sát giao thông và ngành y tế đều có căn cứ và có độ tin cậy tuy nhiên do quy trình, tiêu chí, cách thức thống kê khác nhau nên dẫn tới sự khác biệt trên.
Nguy hiểm của rượu bia là thế, nhưng theo ông Nguyễn Phương Nam (đại diện WHO Việt Nam), Việt Nam còn nhiều bất cập khi cấm quảng cáo rượu, nhưng quảng cáo bia thì hoàn toàn thả lỏng. Nhiều nước đã hình sự hóa việc lạm dụng rượu bia, còn ta vẫn xử phạt hành chính.
Theo CAND. Khánh Ngọc sưu tầm