Trong đó đường bộ xảy ra 360 vụ làm chết 197 người, làm bị thương 406 người, so với cùng kỳ 2016 tăng 81 vụ (29%),  tăng 18 người chết (10%), tăng 135 người bị thương (50%); đường sắt: xảy ra 8 vụ làm chết 6 người, làm bị thương 11 người, so với cùng kỳ năm 2016 tăng 3 vụ (60%) tăng 3 người chết (100%), tăng 7 người bị thương (tăng 175%); đường thủy nội địa không xảy ra tai nạn giao thông

So sánh số liệu TNGT 7 ngày nghỉ Tết Đnh Dậu với 7 ngày đầu nghỉ Tết Nguyên đán Bính Thân (từ 6/2/2016 – 12/2/2016) tăng 84 vụ (29,5%), tăng 21 người  chết (11,5%), tăng 142 bị thương (48%). So sánh số liệu TNGT bình quân 1 ngày của dịp nghỉ Tết Đinh Dậu 2017 với số liệu bình quân 1 ngày dịp nghỉ Tết Bính Thân 2016 cho thấy: số vụ tăng 7,3 vụ/ngày, bằng +16%; tăng 21,6 người bị thương/ngày, bằng +51%; giảm 4,33 người chết/ngày, tương đương -13%. ( Số liệu tổng hợp về TNGT trong 9 ngày nghỉ Tết Bính Thân 2016, tính từ 5/2/2016 đến 14/2/2016, cả nước xẩy 408 vụ TNGT, làm chết 300 người, bị thương 380 người).

Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra 4 vụ, làm chết 10 người, làm bị thương 34 người (xảy ra tại Quảng Ninh, Long An, Lâm Đồng, Đồng Nai) so với Tết năm 2016 tăng 2 vụ, tăng 4 người chết, tăng 30 người bị thương.

Các địa phương có số người chết tăng là: An Giang, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắc, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hòa Bình, Long An, Yên Bái và Vĩnh Phúc. Đáng chú ý là Đồng Tháp tăng 11 vụ, tăng 07 người chết và tăng 10 người bị thương. Có 05 địa phương không xảy ra tai nạn giao thông: Bắc Ninh, Cao Bằng, Kom Tum, Ninh Bình, Sơn La và Lào Cai.

Đối với 05 thành phố trực thuộc Trung ương: Cần Thơ: Xảy ra 02 vụ, làm chết 03 người; so với Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016, giảm 01 vụ (02/03 vụ), số người chết không tăng không giảm (03/03 người), giảm 01 người bị thương (0/01 người). Đà Nẵng: Xảy ra 02 vụ, làm chết 01 người, bị thương 01 người; so với Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016, tăng 01 vụ (02/01 vụ), tăng 01 người chết (01/0 người), số người bị thương không tăng không giảm (01/01 người). Hà Nội: Xảy ra 09 vụ, làm chết 09 người, bị thương 05 người; so với Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016, số vụ không tăng không giảm, giảm 04 người chết (09/13 người), giảm 06 người bị thương (05/11 người). Hải Phòng: Xảy ra 02 vụ, làm chết 04 người, bị thương 02 người; so với Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016, số vụ không tăng không giảm, tăng 02 người chết (04/02 người), tăng 02 người bị thương (02/0 người). Thành phố Hồ Chí Minh: Xảy ra 25 vụ, làm chết 02 người, bị thương 26 người; so với Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016, giảm 08 vụ (25/33 vụ), giảm 03 người chết (02/05 người), giảm 07 người bị thương (26/33 người).Trên các tuyến đường bộ cao tốc không xảy ra tai nạn giao thông gây thiệt hại về người; trên Quốc lộ 1 xảy ra 38 vụ làm chết 20 người, làm bị thương 38 người.

7 ngày Tết cả nước xảy ra 368 vụ tai nạn giao thông

Theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, trong  6 ngày Tết tính từ 7 giờ sáng ngày 26/01/2016 đến 7 giờ sáng ngày 01/02/2017 Tổng số khám, cấp cứu do tai nạn giao thông là 36,843 trường hợp (tăng nhẹ so với 6 ngày Tết Bính Thân 2016 là 36.330 trường hợp (Tổng hợp số liệu ghi nhận tại khoa khám bệnh các bệnh viện, theo lời khai của người bệnh và người nhà người bệnh, bao gồm nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, chưa loại trừ số liệu trùng lặp do các trường hợp chuyển tuyến hoặc 1 trường hợp đến khám tại nhiều bệnh viện).

Trong đó có 11.268 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú,và 2.881 trường hợp phải chuyển tuyến trên điều trị. Tổng số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện) là 172 trường hợp (so với 6 ngày Tết Bính Thân 2016 là 175 trường hợp.

Hiện trường vụ lật xe ô tô gần chùa Ba Vàng - Quảng Ninh

Ghi nhận một vụ tai nạn nghiêm trọng do lật xe ô tô gần chùa Ba Vàng - Quảng Ninh vào hồi 8 giờ sáng ngày 3 Tết.Trên xe có 29 người: 2 người chết, 27 người bị thương được cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ điển Uông Bí, 4 bệnh nhân đã xuất viện, 22 bệnh nhân đang điều trị ổn định tại bệnh viện.

Các tỉnh có số khám, cấp cứu tai nạn giao thông cao là Kiên Giang (2.249), Đồng Nai (1.546), An Giang (1.211), Đồng Tháp (1.177), Tiền Giang (1.169), Sóc Trăng (1.123), TP. Hồ Chí Minh (1.117), Long An (1.085), Nghệ An (1.056).

Trong 7 ngày nghỉ Tết nguyên đán Đinh Dậu, do có phương án chỉnh trang kết cấu hạ tầng, tổ chức phân luồng hợp lý và tăng cường lực lượng hướng dẫn giao thông đồng thời do người dân cũng chủ động chọn thời điểm đi lại tránh tập trung những khoảng thời gian cao điểm nên tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng, kéo dài đã giảm đáng kể so với những năm trước; mặc dù có xảy ra ùn tắc tại một số trạm thu phí, tuyến đường chính ra vào Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng chức năng đã ứng trực, xử lý sự cố và đưa giao thông thông suốt trở lại, không để ùn tắc kéo dài nghiêm trọng.

Lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã tổ chức chốt trực, hướng dẫn phân luồng giao tại các điểm hay xảy ra ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố tại 127 vị trí (BRT 44 vị trí, thường xuyên và tại các bến xe 83 vị trí), huy động 204 lượt thanh tra/ca chốt trực.

Cao điểm 2 ngày trước Tết, các tuyến đường trục chính ra vào thành phố Hà Nội như đường Nguyễn Trãi, đường Xuân Thủy - Cầu Giấy, Lê Văn Lương, Giải Phóng, Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Phạm Văn Đồng, Huỳnh Thúc Kháng, Bưởi… mật độ phương tiện rất đông nên xảy ra hiện tượng ùn tắc kéo dài, đặc biệt tại các tuyến đường xung quanh khu vực các bến xe. Tương tự như các tuyến ra vào thủ đô Hà Nội, tại thành phố Hồ Chí Minh các tuyến giao thông kết nối với các tỉnh miền Tây, tỉnh Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Miền Bắc như quốc lộ 1, 51, 22, 13, 14 xảy ra ùn tắc cục bộ. Chiều ngày 31/01/2016 tuyến cao tốc Ninh Bình-Cầu Giẽ-Pháp Vân và đường trên cao từ đầu cao tốc Pháp Vân đến đường Phạm Hùng bị ùn tắc kéo dài do xảy ra 1 vụ va trạm giao thông và mật độ phương tiện rất cao. Tổng cục ĐBVN đã chỉ đạo mở trạm không thu phí; sau đó đơn vị khai thác đã tăng cường nhân viên bán, thu vé, chuẩn bị sẵn tiền lẻ để thanh toán… giúp giải tỏa thông đường.

Lực lượng CSGT túc trực  24/24/ điều tiết, kiểm soát giao thông trong dịp Tết

Trong những ngày tết, tại thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh về cơ bản không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài mà chỉ xảy ra tình trạng ùn ứ tại một số tuyến phố qua đoạn có các đền, chùa do người dân đi lễ đầu năm do lưu lượng phương tiện tham gia giao thông giảm so với các ngày thường. Tuy nhiên, tình trạng đi xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, uống rượu bia điều khiển phương tiện còn xảy ra khá phổ biến.      

Trong 7 ngày tết (26/01 – 01/02/2017), lực lượng CSGT đường bộ toàn quốc đã kiểm tra xử lý 17.636 trường hợp vi phạm, nộp kho bạc nhà nước 6 tỷ 877 triệu đồng, tạm giữ 184 xe ô tô, 3.781 xe mô tô, tước 783 GPLX so với cùng kỳ tăng 2.910 trường hợp (19,7%), tăng 721 triệu đồng. Lực lượng CSGT đường thủy kiểm tra xử lý 851 trường hợp, phạt 283,5 triệu đồng tăng 595 trường hợp tăng 655 triệu đồng.Trên tuyến cao tốc: xử lý 19 trường hợp, nộp kho bạc 42,8 triệu đồng tước 2 GPLX.

Về công tác chỉ đạo, điều hành

Ủy ban ATGT Quốc gia đã phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 2239/CĐ-TTg ngày 13/12/2016 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa Lễ hội xuân 2017.

Chiều ngày 24/01/2017 đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cùng các đồng chí lãnh đạo Ủy ban ATGT Quốc gia, lãnh đạo các Cục, Vụ của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã thăm, chúc tết tập thể lãnh đạo, cán bộ chiến sỹ Cục Cảnh sát giao thông (CSGT)- Bộ Công an, đồng thời chỉ đạo lực lượng CSGT tăng cường công tác bảo đảm TTATGT phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Ngày 15/01/2017 Ủy ban ATGT Quốc gia ban hành Công điện về việc triển khai kịp thời các giải pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông liên quan đến xe chở khách những ngày trước trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu.

Ngày 16/1/2017 và 23/1/2017, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các bộ ngành có liên quan đã có cuộc làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh về các giải pháp chống ùn tắc giao thông tại hai thành phố.

Ngày 19/01/2017 Ủy ban ATGT Quốc gia có Công văn số 17/UBATGTQG gửi Ban ATGT các địa phương, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam đôn đốc thực hiện Công điện số 2239/CĐ-TTg và Công điện số 50/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong đó đặc biệt chú trọng việc cảnh báo và cảnh giới tại các đường ngang đường sắt, bao gồm cả đường ngang dân sinh.

Ủy ban ATGT Quốc gia ban hành Công văn gửi Cục Cảnh sát giao thông và Ban ATGT các địa phương về việc báo cáo số liệu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông từng ngày trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu.  

Ngày 30/01/2017 (tức ngày 03 Tết Đinh Dậu), Uỷ ban ATGT Quốc gia có Công điện số 01/CĐ-UBATGTQG về việc tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong các ngày còn lại của Tết nguyên đán và mùa Lễ hội xuân.

Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an ban hành Kế hoạch 5179/KH-C67 về việc cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông – trật tự xã hội dịp cuối năm 2016 và tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 của lực lượng Cảnh sát giao thông.

Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 3597/QĐ-BGTVT ngày 18/11/2016 ban hành Kế hoạch công tác phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong nghỉ Tết Dương lịch 2017, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân Đinh Dậu 2017. Bộ GTVT đã phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia công bố công khai số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và giải quyết thông tin phản ánh về hoạt động vận tải trong dịp Tết Nguyên đán 2017.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ, các Sở GTVT, các chủ đầu tư và các Ban QLDA (công văn số 6689/TCĐBVN-QLBTĐB-ATGT ngày 28/11/2016, số 6936/TCĐBVN-VT ngày 07/12/2016, số 79/TCĐBVN-QLBTĐB ngày 05/01/2017 và số 447/TCĐBVN-VP ngày 23/01/2017) thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong dịp Tết.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 6305/BGDĐT-CTHSSV ngày 27/12/2016 về việc bảo đảm trật tự ATGT trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2017.

Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng Kế hoạch triển khai năm An toàn giao thông 2017 và Kế hoạch về tổ chức đợt hoạt động cao điểm bảo đảm TTATGT Tết dương lịch 2017, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội Xuân 2017.

Về công tác kiểm tra, kiểm soát

Ngày 09/01/2017, Ủy ban ATGT Quốc gia đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-UBATGTQG về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành gồm lãnh đạo Ủy ban ATGT Quốc gia, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, lãnh đạo các Cục, Vụ liên quan của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an để đôn đốc công tác chuẩn bị phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa Lễ hội xuân 2017. Đoàn đã kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm TTATGT tại một số bến xe, bến cảng, nhà ga trọng điểm: Bến xe miền Đông, ga Sài Gòn, gà Hà Nội, bến xe Mỹ Đình, bến xe nước ngầm, Cảng hàng không quốc tế Nội bài, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch Uỷ ban ATGT Quốc gia đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị của Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an; lãnh đạo Uỷ ban ATGT Quốc gia, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã kiểm tra và chúc tết cán bộ, chiến sĩ, người lao động trực giao thừa tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và cán bộ công nhân thi công hầm Đèo Cả.

Ngày 16/01/2017 Ủy ban ATGT Quốc gia có văn bản số 13/UBATGTQG công bố số điện thoại đường dây nóng về bảo đảm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.  Gồm 06 số điện thoại của các cơ quan thuộc Bộ GTVT và Tổng cục đường bộ Việt Nam tiếp nhận phản ánh về các hoạt động chở quá số lượng hành khách, tăng giá vé, sai tuyến...trong lĩnh vực vận tải hành khách; 04 số điện thoại của Ủy ban ATGT Quốc gia tiếp nhận về tình hình TTATGT, tai nạn giao thông; 01 số điện thoại của Cục Cảnh sát giao thông tiếp nhận thông tin về tình hình TTATGT, xử phạt vi phạm về TTATGT.

Công an các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) phối hợp với các lực lượng cảnh sát khác triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm TTATGT gắn với cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Về công tác quản lý vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải

Lĩnh vực vận tải đường sắt:

Tổng công ty ĐSVN thành lập Ban chỉ đạo, tổ thường trực tại từng ga, từng đơn vị nhằm phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tại từng ga để đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông đường sắt trong đợt cao điểm vận tải Tết không để ảnh hưởng tới tới tình hình an ninh trật tự của địa phương, đồng thời và giải quyết tối đa quyền lợi của hành khách.

Tết năm nay lượng khách đi tàu hoả giảm

Tổng số chuyến tàu phục vụ tính từ ngày 25/01/2017 đến ngày 31/01/2017 (từ ngày 28 đến ngày mùng 4 Tết) là 401 chuyến tàu khách và 302 chuyến tàu hàng.

Tổng số khách đi tàu tính từ ngày 25/01/2017 đến ngày 31/01/2017 (từ ngày 28 đến ngày mùng 4 Tết) là 200.616 lượt hành khách, đạt 69,44% so với cùng kỳ năm 2016; sản lượng hành khách luân chuyển đạt 102,467 triệu hành khách.km, bằng 90,95% so với cùng kỳ năm 2016.

Lĩnh vực vận tải hàng không

Sản lượng vận chuyển, thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam đã phối hợp với các hãng hàng không Việt Nam có kế hoạch tăng 1270 chuyến bay thương mại nội địa từ ngày 16/01 – 12/02/2017 (2 tuần trước Tết và 2 tuần sau Tết) để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp Tết Nguyên đán (tăng 8,5% so với lịch bay thường lệ). Trong đó, Vietnam Airlines tăng 380 chuyến, lượng ghế cung ứng đạt 76.758 ghế (tăng 6,3%); Vietjet Air tăng 560 chuyến, lượng ghế cung ứng đạt 100.800 ghế (tăng 8,9%); Jetstar Pacific tăng 330 chuyến, lượng ghế cung ứng đạt 59.400 ghế (tăng 12,7%).

Hành khách và hàng hoá vận tài hàng không tăng mạnh

Từ ngày 29 tết đến mùng 3 tết (ngày 26/01-30/01/2017), vận tải hàng không đã đạt được sản lượng như sau: Tổng sản lượng hành khách, hàng hóa thông qua các cảng hàng không Việt Nam đạt 8,67 nghìn lần hạ cất cánh, tăng 12,3%; hơn 1,2 triệu hành khách, tăng 21,1%; 8,4 nghìn tấn hàng hóa, tăng 30,9% so với cùng thời điểm Tết Nguyên đán năm 2016. Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển đạt 544 nghìn khách, 2 nghìn tấn hàng hóa, tăng tương ứng 15,4% về hành khách, 23,8% về hàng hóa so với cùng thời điểm Tết Nguyên đán năm 2016.

Tình hình chậm, hủy chuyến trong giai đoạn 5 ngày Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 (từ 29 tháng Chạp đến 03 tháng Giêng tức 26-30/01/2017), các hãng HKVN thực hiện 3.978 chuyến bay với 389 chuyến bay chậm, chiếm 9,8% , giảm 3,6 điểm so với cùng kỳ Tết Bính Thân 2016 và 17 chuyến hủy chiếm 0,4% (tương đường Tết Bính Thân 2016, cụ thể:

Tình hình khai thác Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất: trong 5 ngày Tết, CHKQT Tân Sơn Nhất đã tiếp nhận 1.760 chuyến bay đi và 1.742 chuyến bay đến, trung bình đạt 700 chuyến bay đi/đến hàng ngày. Sản lượng thông qua đạt 479 nghìn lượt hành khách tăng 14,6% so cùng kỳ năm trước và 2,9 nghìn tấn hàng hóa tăng 64,4% so cùng kỳ năm trước.

Tình hình an ninh, an toàn, trật tự: trong 5 ngày Tết, tình hình an ninh, an toàn trong hoạt động vận chuyển hàng không và trật tự tại các cảng hàng không, sân bay về cơ bản được đảm bảo, không có bất kỳ vụ việc lớn gây uy hiếp an toàn, an ninh hàng không cũng như an ninh trật tự tại địa bàn.

Lĩnh vực vận tải đường bộ

Về vận tải hành khách liên tỉnh: với sự chuẩn bị chu đáo của các đơn vị vận tải và sự phối hợp chặt chẽ của các bến xe, các đơn vị vận tải đã chủ động phối hợp tổ chức bán vé và tổ chức vận tải hợp lý nên trên tất cả các bến xe trong cả nước đều đáp ứng thoả mãn nhu cầu đi lại của nhân dân, không để tồn đọng khách trên bến hàng ngày.

Các bến xe trong cả nước đều đáp ứng thoả mãn nhu cầu đi lại của người dân

Về vận tải hành khách công cộng:

Tại Hà Nội, từ ngày 30/01/2017 đến ngày 31/01/2017 đã thực hiện khoảng 8.862 lượt xe, vận chuyển khoảng 792.710 lượt khách; tình hình trật tự an toàn giao thông tại các bến xe buýt cơ bản được đảm bảo.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, khối lượng vận chuyển hành khách công cộng từ ngày 18/01/2017 đến ngày 31/01/2017 (từ ngày 21 tháng Chạp đến Mùng 4 Tết) đạt 18.017.000 hành khách, so với cùng kỳ tăng 1,5%.

Từ ngày 27/01/2017 (ngày 30 tháng Chạp) tuyến xe buýt không trợ giá số 49: Sân bay Tân Sơn Nhất – Quận 1 hoạt động tăng cường phục vụ các chuyến bay đêm tại Sân bay Tân Sơn Nhất từ 10 giờ tối cho đến 06 giờ sáng. Từ ngày 28/01/2017 (Mùng 1 Tết), các tuyến xe buýt kết nối vào sân bay Tân Sơn Nhất (gồm các tuyến số 49, 109, 119, 159) tăng 16 chuyến/tuyến/ngày, với tổng số chuyến tăng tính đến ngày Mùng 4 Tết là 256 chuyến/ngày.

Tổng số chuyến tăng cường trên các tuyến xe buýt kết nối với các Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây (tính đến sáng Mùng 5 Tết) là 43 chuyến, với số lượng hành khách phục vụ là trên 1.720 hành khách.

Lĩnh vực vận tải đường thủy nội địa và hàng hải

Phương tiện lưu thông trên tuyến đường thủy nội địa, tuyến luồng hàng hải thuận lợi, an toàn, thông suốt không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông.

Hoạt động bốc dỡ hàng hóa tại các cảng, bến được bố trí đủ nhân lực vật lực, đảm bảo giải phóng hàng nhanh chóng, không xảy ra ách tắc hàng hóa tại cảng, bến.

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã chỉ đạo Chi Cục Đường thủy nội địa phía Bắc, phía Nam, các Đội Thanh tra-An toàn tổ chức kiểm tra đối với vận tải hành khách, vận tải khách ngang sông tại các khu vực có mật độ giao thông thủy cao, khu vực người dân đi lại nhiều bằng phương tiện thủy nội địa.

Kiểm tra bến khách ngang sông

Tất cả các Cảng vụ hàng hải phân công trực ban và tổ chức thường trực 24h/24h trong ngày đảm bảo kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh liên quan đến an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong phạm vi đơn vị quản lý; công tác kiểm tra an toàn hàng hải, tình hình luồng lạch, cầu bến đảm bảo an toàn cho tàu thuyền ra, vào hoạt động được duy trì, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố, tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước quản lý trong dịp Tết.

 Trong dịp Tết Nguyên đán Định Dậu năm 2017, số lượt phản ánh đường dây nóng của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã giảm đáng kể so với tết những năm trước, với tổng số 250 lượt gọi/ 7 ngày; chủ yếu tập trung vào ngày cao điểm từ ngày 25- 26/01/2017 (tức ngày 28 và 29 Tết) và ngày 30/01- 01/02/2017 (tức ngày mồng 4 và mồng 5 Tết) là thời điểm người dân về quê ăn Tết và những ngày sau Tết khi người dân quay trở lại thành phố sinh sống làm việc). Riêng trong ngày 01/02/2017 là ngày cuối cùng trong đợt nghỉ tết, đường dây nóng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã nhận được 82 cuộc gọi và tin nhắn phản ánh của người dân. Nội dung phản ánh chủ yếu về tình trạng tự ý tăng giá vé xe khách, nhồi nhét và chèn ép hành khách, tăng giá trông giữ xe, không đội mũ bảo hiểm, vi phạm nồng độ cồn, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, chở quá số người đi định, ùn tắc giao thông, bất cập trong tổ chức giao thông. Điển hình một vài vụ việc vi phạm xe chở quá số người quy định như xe 47B- 005.68 từ Vũng Tàu đi Đắk Lắk, xe 37B- 007.96 từ Thái Nguyên đi Nghệ An, xe 35B- 008.93 từ Ninh Bình đi Hà Nội, xe 27B- 001.34 của nhà xe Thông Lan từ Điện Biên đi Nghệ An, xe 18B- 006.10 của nhà xe Tuyến Hường từ Hải Hậu (Nam Định) đi Hà Nội, xe 14B- 031.74 từ Thanh Hóa đi Quảng Ninh, xe 19B- 006.97 từ Phú Thọ đi Điện Biên, xe 35H- 0847 từ Hà Nội đi Ninh Bình... đã nhồi nhét khách và tự ý tăng giá vé lên gấp nhiều lần. Mọi ý kiến thắc mắc về quy định giá cước vận tải đều được trả lời trực tiếp tới người dân, những thông tin vi phạm về kinh doanh vận tải được chuyển đến các cơ quan chức năng tại địa phương kiểm tra, xác minh và xử lý theo đúng quy định của pháp luật như: phạt tiền, tước phù hiệu xe, tạm đình chỉ giấy phép kinh doanh, tước giấy phép lái xe...; Cảnh sát giao thông các địa phương sau khi nhận phản ánh từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã kịp thời bố trí lực lượng dừng xe, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp nhà xe vi phạm chở quá số người, vi phạm các quy định về vận tải hành khách; Lực lượng Thanh tra giao thông và các bến xe tại địa phương tiến hành kiểm tra, xứ lý nghiêm các xe thu phụ thu giá vé cao so với quy định, hoạt động không có phù hiệu hoặc không có phiếu xuất bến; cán bộ trực đường dây nóng nhiều lần liên hệ trực tiếp với các nhà xe để yêu cầu lái xe và phụ xe hoàn trả tiền đã thu trái quy định cho hành khách ngay trên xe...

Ngoài ra, các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương đã phản ánh kịp thời tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trong các ngày cao điểm trước và sau Tết, các địa điểm ùn ứ giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đã đưa tin hàng ngày về tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông trong các bản tin thời sự.

Theo đánh giá chung Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tình hình TTATGT trong 7 ngày tết Nguyên đán Đinh Dậu trên toàn quốc được duy trì ổn định, thông suốt, ít xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài trên các tuyến trục chính ra vào Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tại các đầu mối giao thông chính.

Năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải  đường bộ, đường sắt và hàng không cơ bản đã đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp tết; việc đổi mới, cải tiến phương thức bán vé tạo thuận tiện cho hành khách, giảm áp lực cho hành khách khi mua vé. Nhiều nhà máy, doanh nghiệp, nhiều trường đại học đã tổ chức chương trình hỗ trợ phương tiện đưa công nhân, sinh viên nghèo về quê ăn tết. Tình hình an ninh, trật tự tại các bến xe, nhà ga, cảng hàng không, trên các phương tiện vận tải hành khách được duy trì ổn định. Tình trạng chậm, hủy chuyến bay được khắc phục, giảm nhiều so với tết Bính Thân.

Các lực lượng nỗ lực cao nhất để đảm bảo không để người dân không về đón Tết với gia dình do không có phương tiện đi lại (đặc biệt tại Hà Nội lực lượng CSGT đã sử dụng phương tiện cá nhân để giúp 05 người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn kịp về đón xuân với gia đình). 

Công tác quản lý giá cước vận tải, công khai niêm yết giá cước, chuẩn bị phương tiện tăng cường, ký cam kết bảo đảm ATGT, tổ chức các đoàn kiểm tra được các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường trong dịp Tết Nguyên Đán.

Các cơ quan truyền thông ở Trung ương và địa phương thường xuyên phản ánh, đưa tin kịp thời tình hình TTATGT trên cả nước, các biện pháp phòng tránh TNGT, ùn tắc giao thông. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin về tình hình TTATGT trên các bản tin thời sự hàng ngày qua đó góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia giao thông trong dịp tết.

Để có kết quả như vây, do có sự chỉ đạo sớm, quyết liệt của Thủ tướng Chính Phủ và đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực-Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, các đồng chí Lãnh đạo Chính phủ cùng sự vào cuộc, triển khai nhiệm vụ nghiêm túc của các Bộ, ngành là cơ quan thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia và UBND các địa phương.

Công tác xây dựng kế hoạch và triển khai nhiệm vụ bảo đảm TTATGT và vận tải hành khách được triển khai sớm ở tất cả các lĩnh vực; công tác kiểm tra, đôn đốc được tăng cường, đặc biệt vào thời điểm cao điểm trước tết với sự phối hợp giữa các lực lượng Công an, Thanh tra giao thông, Cảng vụ.

Kết cấu hạ tầng giao thông được chỉnh trang, nâng cấp; công tác tổ chức giao thông, bảo đảm an toàn giao thông của các phương thức giao thông vận tải đều được chú trọng cải thiện.

Phương án tổ chức vận tải được các doanh nghiệp ngành hàng không đường sắt, đường bộ và Sở GTVT các địa phương chuẩn bị sớm, đẩy mạnh ứng dụng bán vé-đặt chỗ qua mạng internet, làm thủ tục trước qua mạng (check-in online) hoặc qua điện thoại di động; bố trí phương tiện dự phòng, sẵn sàng huy động để san tải các phương tiện chở quá tải dọc các tuyến quốc lộ.

Các đơn vị của Bộ Công an, Công an các địa phương đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an, sớm xây dựng kế hoạch bảo đảm TTATGT dịp tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán Đinh Dậu, Lễ Hội Xuân 2017; bố trí ứng trực 100% quân số, phương tiện và có phương án tuần tra kiểm soát trong dịp Tết.

Các cơ quan truyền thông của Trung ương và địa phương cùng với các đoàn thể, chính trị xã hội đã tích cực tuyên truyền vận động người dân thực hiện quy định pháp luật; có phương án vận tải về quên ăn Tết hợp lý; các biện pháp phòng tránh TNGT, ùn tắc giao thông.

Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế , mặc dù số người chết do TNGT bình quân mỗi ngày trong dịp nghỉ Tết Đinh Dậu giảm được 13% so với năm dịp nghỉ Tết Bính Thân, tuy nhiên nếu so 07 ngày nghỉ Tết Đinh Dậu và 7 ngày đầu dịp nghỉ Tết Bính Thân thì TNGT tăng cao cả 3 tiêu chí;  TNGT đường sắt tăng rất cao; xảy ra 4 vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng (phụ lục đính kèm) làm chết 10 người, bị thương 34 người.

TNGT tăng cao trên địa bàn ngoài đô thị (trên các quốc lộ, đường tỉnh và khu vực nông thôn), chủ yếu liên quan đến mô tô, xe máy; tai nạn xảy ra ở các đoạn ngoài đô thị

Sáng 30/1/2017, xảy ra vụ đua xe trái phép trên Đại lộ Bình Dương, đoạn qua khu vực Suối Cát, phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một làm náo loạn đường phố, ảnh hưởng các phương tiện đang lưu thông, gây mất an ninh trật tự, ATGT.
Nguyên nhân trực tiếp của tai nạn giao thông tăng cao là do hành vi vi phạm quy định pháp luật về TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông đường bộ, đặc biệt là ở khu vực ngoài đô thị và nông thôn, chủ yếu là: lái xe trong tình trạng vi phạm quy định nồng độ cồn, sai phần đường, làn đường, quá  tốc độ, chở quá số người quy định, chuyển hướng không báo  hiệu…; người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng trên đường.

Hạn chế về hiệu lực trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực thi công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn ngoài đô thị, đặc biệt là hạn chế về lực lượng, phương tiện tuần tra kiểm soát; hạn chế về năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải công cộng, dịch vụ vận tải hợp đồng.

Vẫn còn tâm lý “nể nang” trong ngày Tết của lực lượng chức năng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn trong việc xử lý những hành vi vi phạm quy định pháp luật của người điều khiển phương tiện.

Có 2/4 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến phương tiện kinh doanh vận tải: vụ TNGT xe ô tô chở khách (vụ TNGT ở Quảng Ninh) có nguyên nhân là do xe nổ lốp, dẫn đến mất lái khiến xe đâm vào vách núi, tuy cơ quan điều tra chưa có kết luận chính thức, tuy nhiên, ở đây cũng cần xem xét nguyên nhân của công tác bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện và trách nhiệm của công tác kiểm tra, kiểm soát. Đối với vụ TNGT đường sắt (tại lối đi dân sinh Km 1701+250 trên địa bàn Đồng Nai), mặc dù nguyên nhân trực tiếp là do người điều khiển ô tô khách cố tình vượt đường ngang khi đã quan sát thấy đoàn tàu. Tuy nhiên, cũng cần xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương và đơn vị khai thác hạ tầng đường sắt vì Ủy ban ATGT Quốc gia và Cục Đường sắt Việt Nam đã có chỉ đạo về việc phải cảnh giới 07 lối đi Dân sinh trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả lối đi tại vị trí xảy ra tai nạn), tuy nhiên địa phương và đơn vị không tổ chức thực hiện cảnh giới.

Về vận tải, còn xảy ra tình trạng chở quá số người quy định (nhồi nhét khách), tăng giá vé ô tô quá mức quy định ở một số nhà xe; hiện tượng đón, trả khách dọc đường, không đúng nơi quy định diễn ra khá phổ biến trên hầu hết các tuyến giao thông có mật độ xe ô tô chở khách cao, đặc biệt là trên quốc lộ 1; nhu cầu đi lại bằng xe chở khách hợp đồng tăng cao tại khu vực nông thôn, trong khi chất lượng phương tiện và người lái còn hạn chế.

Xe nhồi nhét khách bị CSGT phát hiện xử lý

Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của một bộ phận chủ xe, lái xe cố tình vi phạm để kiếm lời, mặt khác do một bộ phận hành khách có thói quen vẫy xe trên đường, không chịu đến bến xe, điểm đón trả khách theo quy định; đồng thời, công tác kiểm tra, kiểm soát vẫn chưa giám sát hết được các hành vi vi phạm.

Về ùn tắc giao thông, còn xảy ra một số vụ ùn tắc giao thông kéo dài tại khu vực cửa ngõ TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh ngày đầu và ngày cuối đợt nghỉ Tết; tình trạng ùn ứ xảy ra tại các tuyến đường xung quanh các khu đền, chùa, các khu tổ chức lễ hội, tại một số trạm thu phí, nút giao lớn trên đường cao tốc và quốc lộ, trên các trục đường chính ra, vào các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân là do nhu cầu giao thông tăng cao, mật độ người tham gia giao thông tập trung lớn, đặc biệt khi xảy ra sự cố phương tiện hỏng hóc hoặc tai nạn giao thông.

Nguồn UB ATGT Quốc gia