Phần 1. Hệ thống truyền động xe số:

Như đã biết. Xe số dùng bộ ba bánh răng trước (ta hay gọi là nhông); dây xích tải (ta gọi là sên) và bánh răng sau (ta gọi là dĩa). Hệ thống sên nhông dĩa có nguyên tắc hoạt động và cấu tạo khá đơn giản. Nhông trước làm nhiệm vụ truyền lực kéo (lực xoay) của cốt máy ra sên, sên làm nhiệm vụ tải lực kéo này ra dĩa sau và dĩa truyền lực kéo này vào bánh xe làm bánh xe quay. Độ lớn của lực và tốc độ quay tại nguồn (nhông) được quyết định bởi bộ li hợp (hộp số) của xe. Thông thường các xe phổ thông có dung tích xy lanh (hay còn gọi là phân khối) từ dưới 50 đến 110cc có 5 số cơ bản( N 1 2 3 4), các xe có phân khối lớn hơn sẽ có nhiều cấp số hơn (N 1 2 3 4 5 và đôi khi 6). Cấp số càng nhỏ thì độ lớn lực càng lớn, tốc độ quay càng chậm và ngược lại. Ví dụ số 1 sẽ tải mạnh hơn số 2 nhưng tốc độ sẽ chậm hơn. Phần hộp số này hầu như ta không can thiệp được (đối với xe zin). Do đó ta sẽ chuyển hướng quan tâm sang nhông sên dĩa là chính. Nhông sên dĩa thường có cấp độ tỷ số răng nhất định thỏa mãn yêu cầu nào đó của người dùng. Một số tỷ số phổ biến ví dụ là 15 x 39; 14 x 36; v.v.... Với tỷ số 15 x 39 ta sẽ có nhông có tổng cộng 15 răng và dĩa có tổng cộng 39 răng. Tỷ số này quyết định độ lớn lực truyền/tốc độ quay giữa nhông và dĩa. Tỷ số này được tính toán theo công suất máy cụ thể và được quyết định mặc định ban đầu bởi nhà sản xuất xe máy. Tuy nhiên, tỷ số này ta có thể can thiệp được để cải thiện độ lớn lực - tốc độ xe theo ý muốn chúng ta.

Hệ thống truyền động dùng xích tải


Các thông số cần lưu ý:

Tỷ số truyền = số răng dĩa sau/số răng nhông trước

Bảng tỷ số truyền nhông sên dĩa: (Xe zin thông thường có tỷ số truyền là 2.6)

Màu tím là các tỷ số truyền cho vận tốc cao hơn nhưng gia tốc chậm hơn

Màu đỏ là tỷ số truyền cho vận tốc chậm hơn nhưng gia tốc cao hơn

Tỷ số truyền càng nhỏ vận tốc càng cao - gia tốc càng chậm và ngược lại

15 34 = 2.26
15 35 = 2.33
15 36 = 2.4
16 39 = 2.44
13 32 = 2.46
15 37 = 2.47
14 35 = 2.5
16 40 = 2.5
15 38 = 2.53
13 33 = 2.54
16 41 = 2.56
14 36 = 2.57 
15 39 = 2.6 Stock gear ratio (tỉ số các hãng hay chọn)
13 34 = 2.62
16 42 = 2.63
14 37 = 2.64
15 40 = 2.67
16 43 = 2.69
13 35 = 2.69
14 38 = 2.71
15 41 = 2.73
16 44 = 2.75
13 36 = 2.77
14 39 = 2.79
15 42 = 2.8
16 45 = 2.81
13 37 = 2.85
14 40 = 2.86

Bảng tỉ số truyền động thông dụng
 

Chú ý:

Khi thay nhông dĩa thì ko được thay đổi >8%

Nhông trước:
Thêm răng nhông truớc = xe vọt hơn ở tốc độ cao.
Bớt răng nhông truớc = xe chạy bốc hơn trong lúc đề pa.

Dĩa sau:
Bớt răng dĩa sau = xe vọt hơn ở tốc độ cao.
Thêm răng dĩa sau = xe chạy bốc hơn trong lúc đề pa.

Thêm 01 răng nhông truớc tương đương (gần đúng) bớt đi 2 răng dĩa sau.

Công thức:

Tỉ lệ = số răng dĩa sau / số răng nhông trước

ví dụ: 39/15 -> 2.6, nghĩa là nhông trước quay 2.6 vòng thì dĩa sau quay 1 vòng.

Tính % thay đổi tương ứng với xe hiện tại:
(( (số răng dĩa mới /số răng nhông mới) / (số răng dĩa củ /số răng nhông củ) ) - 1) * 100 = % thay đổi.

Ví dụ:
Nhông 15 xuống nhông 14, dĩa giữ nguyên 39: ((39/14)/(39/15))-1)*100 = 7.11%

Ưu điểm của lên nhông: Tiết kiệm xăng ở tốc độ cao
Nhược điểm của lên nhông: Xe sẽ chạy yếu đi trong lúc đề pa.

Nếu không có mục đích nhất định thì lời khuyên là: Ko nên xuống hay lên nhông vì sẽ rất có hại cho máy. Và hãy nhớ là tăng đề sẽ mất hậu và ngược lại.

Thông tin về sên xe:

Sên màu rất đẹp mắt

Trên sên xe ta thường thấy cái dòng số theo dạng 4xx - 5xx

Dòng sên mã số từ 415 - 428 dùng cho xe từ 100 CC - 135 CC .Dòng sên mã số từ 428 - 530 dùng cho xe từ 135 CC trở lên (xe moto) .

4XX : con số 4 có nghĩa là mắc sên dài 12,7mm;
số XX có 15 - 20 - 28 tương ứng với cách chọn nhông dày phù hợp 4,77mm - 6,35 mm - 7,75mm của sên .

5XX : con số 5 có nghĩa là mắc sên dài 15,875 mm;
số XX có 20 - 25 - 30 tương ứng với cách chọn nhông dày phù hợp 6,35mm - 7,95 mm - 9,53mm của sên .

XX : là bề dày nhông cần chọn cho phù hợp với từng loại sên có số 15 - 20 - 25 - 28 -30 tương ứng 4,77mm - 6,63mm - 7,95mm - 7,75mm - 9,53mm.

 

1 inch = 25.4mm
Phía sau dòng số nói trên, đôi lúc ta còn gặp thêm các chử như: D, H, HD, O, X, v.v...
Vậy thì các dòng chử này nghĩa là gì? Các dòng chử này ám chỉ công nghệ được sử dụng trên sợi sên đó. Ý nghĩa của các dòng chử như sau:

- D: SoliD Bush tức lót trục sên là ống thép đúc liền khối (khác với miếng thép uốn tròn). Tác dụng của lót trục đúc liền là tăng khả năng chịu tải của sên, tăng tuổi thọ sên và giảm ma sát giữa lót trục và trục sên. Với sên dùng miếng thép uốn cong thì khi tải nặng miếng thép đó có xu hướng quác trở ra. Khe hở khi quác ra đó sẽ mài mòn các chi tiết trục sên.

Sên với lót trục đúc liền khối

- H: Heavy Duty tức loại sên chịu tải trọng nặng. Sên sử dụng chất liệu cao cấp và được tôi luyện, nhiệt luyện kỹ để tăng khả năng chịu tải của sên.

Sên chịu tải cao

- HD: Heavy Duty SoliD Bush tức loại sên kết hợp của 2 dạng trên. Vừa là sên có trục đúc liền khối vừa là sên chịu tải trọng cao.

Sên HD

O-Ring: Là loại sên có lắp thêm vòng đệm bằng cao su đặt biệt giữa các mắt sên. Mục đích của vòng cao su này là để giữ cho dầu bôi trơn được bơm bên trong các mắt sên không bị thoát ra ngoài quá nhanh mà chỉ rỉ ra vừa đủ bôi trơn cho sên. Giúp sợi sên luôn vận hành trơn tru.

Sên O-ring

X-Ring: Tương tự như O-Ring nhưng thay vòng chử O bằng vòng chử X. Sên X-Ring thường có tuổi thọ cao hơn O-Ring.

Sên X-Ring

Một đoạn phim ngắn minh họa truyền động nhông sên dĩa:

Việc độ nhông sên dĩa thông thường ta chỉ độ nhông và dĩa (ví dụ thay bằng loại chất liệu khác bền hoặc nhẹ hơn, lên/xuống số răng, v.v...). Ta ít khi độ sên vì hiệu năng mang lại của việc độ sên là không lớn lắm và khó nhận thấy được bằng cảm quan. Thường ta chỉ quan tâm đến độ bền của sên mà thôi.

Ngày nay, vì một số lí do (cho đẹp, êm xe, v.v...). Có một số hãng sử dụng dây curoa thay cho dây sên (thường thấy ở các xe big bike). Tức hệ thống nhông - dây - dĩa. Một số xe phổ thông các bạn cũng độ hệ thống này.

Hình tham khảo:

Hệ thống truyền động dùng dây curoa

Ưu điểm:

Êm do dùng dây caosu nên không nghe tiếng lào xào của kim loại (của sên khi ma sát với nhông và dĩa). Quá trình tăng tốc cũng không quá gắt và không bị giật vì bản thân từng mắt dây là một mắt đệm.

Nhược điểm:

Tuổi thọ thấp hơn so với dây sên. Chịu nước, cát và các điều kiện khắc nghiệt khác kém hơn sên. Tăng tốc ko nhanh và hỗn được bằng sên do caosu của dây giảm chấn làm giảm lực kéo khi tăng tốc đột ngột.

Kết luận:

Hệ thống này nếu không được trang bị tiêu chuẩn trên xe (thường là big bike) thì chúng ta không nên độ theo vì xét cho cùng sẽ mất nhiều hơn được như mất lực xe, mau hư, v.v... trong khi cái được duy nhất là xe êm.

Theo 2banh.vn