Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia,9 tháng toàn quốc xảy ra 14.346 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.113 người, bị thương 11.785 người. So với cùng kỳ 2016, TNGT giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể, số vụ TNGT giảm 966 vụ (giảm 6,24%), số người chết giảm 330 người (giảm 5,11%), số người bị thương giảm 1.810 người (giảm 13,35%). Có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết vì TNGT giảmvà 15 địa phương có số người chết vì TNGT tăng so với cùng kỳ 2016. Tình hình ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp và có dấu hiệu gia tăng, nhất là tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, cụ thể: xảy ra 54 vụ ùn tắc giao thông kéo dài. So với cùng kỳ năm 2016, tăng 29 vụ (+116%).

Trong tháng 9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ- Chủ tịch Ủy ban ATGT QG đã trực tiếp tham dự và phát động “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường – tháng 9”. Bên cạnh đó, Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác truyên truyền đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, một số địa phương làm tốt công tác này là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương.

Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành, đưa vào khai thác 09 dự án, khởi công 09 dự án công trình giao thông; một số dự án điển hình như cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, đường ô tô Tân vũ – Lạch Huyện, hầm Đèo Cả...thực hiện Kế hoạch bảo trì KCHT năm 2017, cụ thể: bảo trì, sửa chữa, đảm bảo giao thông an toàn thông suốt trên toàn bộ hệ thống quốc lộ (tổng chiều dài hơn 22.586 km) phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp Lễ, Tết. Trong 9 tháng đầu năm 2017, các đơn vị chức năng đã xử lý 360 điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT (kinh phí 355 tỷ); đã thay thế, điều chỉnh 3.820 biển báo; sơn kẻ  1.800 km vạch sơn đường; sửa chữa, bổ sung 760 km hộ lan tôn sóng.

Sản lượng vận tải 9 tháng năm 2017: ước đạt 1.066,17 triệu tấn hàng, tăng 10,4%; đạt 3.012,96 triệu lượt hành khách, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2016; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 198,2 triệu Tấn.km, luân chuyển hành khách ước đạt 137,31 triệu HK.km; tăng 6,7% về luân chuyển hàng hóa và tăng 9% về luân chuyển hành khách so với cùng kỳ năm 2016

Từ 01/01/2017 đến 31/8/2017 tổng số lượt phương tiện đã kiểm định: 1.979.295 lượt (trong đó: số lượt đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật: 1.667.735 lượt, số lượt không đạt tiêu chuẩn ATKT: 303.530 lượt).       

Công tác kiểm soát tải trọng xe đãđược Bộ GTVT, Bộ Công an và các địa phương triển khai quyết liệt theo chỉ thị 32 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã rà soát cụ thể 28 vị trí đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe theo kế hoạch đến năm 2020; hoàn thiện, sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Trạm kiểm tra tải trọng xe; các địa phương củng cố lại lực lượng, biên chế và bổ sung kinh phí để duy trì hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe, tăng cường xử dụng bộ cân xách tay để tăng khả năng cơđộng trong xử lý tình trạng xe quá tải. Kết quả kiểm soát tải trọng xe: thanh tra giao thông đã phát hiện 21.551 xe vi phạm, tước 6.967 giấy phép lái xe, xử phạt nộp kho bạc nhà nước 187,3 tỷ đồng. Kết quả xử lý vi phạm quá khổ, quá tải: Bộ Công an đã kiểm tra, phát hiện và lập biên bản xử lý 37.211 trường hợp.

Mặc dù, 6 tháng đầu năm 2017, tình hình TTATGT tiếp tục có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, tình hình TNGT vẫn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông hàng hải tăng cao; tỷ lệ TNGT ở trẻ em vẫn còn cao so với tỷ lệ bình quân thế giới và khu vực, đặc biệt là tại Hà Nội và TPHCM tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em và nạn nhân TNGT là trẻ em có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2011-2016; xảy ra 68 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng làm 218 người chết, bị thương 201 người. Tình trạng xe dù, bến cóc có xu hướng tăng mạnh, gây mất trật tự an toàn giao thông, cạnh tranh bất bình đẳng với dịch vụ xe chở khách theo tuyến cố định, đặc biệt là trong khu vực nội đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Tình hình xe ô tô chở quá tải, xe cơi nới thành thùng chở hàng quá tải có dấu hiệu tái diễn tại các địa bàn có mỏ vật liệu, nhà máy xi măng (Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An…), khu vực có các công trường đang thi công (Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hoà, ...) và tại các khu vực có cảng, khu công nghiệp, đang thu hoạch nông, lâm sản (Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Gia Lai, Bình Định, ...), đặc biệt xe quá tải lưu thông đường dài trên một số trục quốc lộ chính.Tình hình khai thác cát diễn biến phức tạp tại một số tuyến sông do Trung ương quản lý tại nhiều địa phương (Bắc Ninh, Hải Dương, Đồng Nai…) gây mất TTATGT đường thủy nội địa. Ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn diễn biến phức tạp, đặc biệt là những ngày thời tiết xấu, khi phương tiện hư hỏng, tại đoạn tuyến công trình xây dựng chiếm lòng đường; công tác quản lý, khai thác vận hành tại một số dự án BOT còn chưa hợp lý dẫn đến một bộ phận lái xe phản ứng tiêu cực, gây ùn tắc, mất trật tự an toàn giao thông.

Nguyên nhân dẫn đến một số tồn tại, hạn chế nêu trên: là dochưa có quy định pháp lý về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu địa phương, đơn vị trong công tác bảo đảm TTATGT nên việc gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp Ủy, đứng đầu chính quyền cơ quan, đơn vị chức năng và địa phương trong công tác bảo đảm TTATGT hoàn toàn phụ thuộc vào quyết tâm chính trị của lãnh đạo.Hệ thống quy định pháp luật bảo đảm TTATGT mặc dù đã có nhưng còn thiếu hoặc bất cập dẫn tới vướng mắc, hiệu quả thấp trong tổ chức thực hiện.Vẫn còn tồn tại các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ TNGT chưa được xử lý dứt điểm, đặc biệt là tình trạng lối đi tự mở trái phép tồn tại tràn lan trên hệ thống đường sắt; hệ thống tín hiệu,vạch sơn, biển báo, cảnh báo giao thông còn bất cập; tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè hành lang an toàn giao thông trái phép trên mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa diễn ra tràn lan. Hạn chế về ý thức chấp hành pháp luật TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông. Sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là sự tăng nhanh của xe ô tô tải, xe ô tô con cá nhân. Mức độ ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều tiết giao thông, điều hành vận tải cũng như giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm còn hạn chế. Kinh phí phục vụ cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông còn hạn chế, thiếu cơ chế để địa phương tạo và duy trì nguồn ngân sách cho TTATGT.

Những tháng cuối năm 2017, các Bộ, ngành thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia, Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quyết liệt triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Ủy ban ATGT Quốc gia: xây dựng Quy chế báo cáo về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của Uỷ ban ATGT Quốc gia và Ban ATGT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; xây dựng dự thảo Công điện Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo đảm TTATGT dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán 2018. Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2017 – 2021; xây dựng dự thảo Kế hoạch năm ATGT 2018 với chủ đề “Năm An toàn giao thông cho trẻ em” và Tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác bảo đảm TTATGT năm 2017; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành dịp Tết Nguyên đán. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân TNGT đường bộ (19/11/2017); kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Uỷ ban ATGT Quốc gia (29/10/1997-29/10/2017) và 10 năm thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (2007-2017); Tổ chức Liên hoan phim an toàn giao thông năm 2017; tổ chức trao giải thưởng báo chí viết về ATGT năm 2017...

BộGTVT:Triển khai tổng kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; 5 năm thực hiện Quyết định số 1586 của Thủ tướng Chính phủ  Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật đường sắt số 06/2017/QH14; Tổng kết và chuẩn bị Dự án Luật sửa đổi Luật Giao thông đường bộ 2008 để trình Chính phủ báo cáo Quốc hội; hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý ATGT của các đơn vị kinh doanh vận tải và xử lý nghiêm vi phạm, tước giấy phép những đơn vị vi phạm gây TNGT nghiêm trọng; sửa đổi, bổ sung quy định để nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cho các lái xe khách, xe container; phối hợp với các Bộ, ngành để ban hành quy định về bắt buộc kiểm tra tải trọng tại các đầu mối hàng hóa. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 33 về tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm hành làng an toàn đường bộ, đường sắt; nghiên cứu đề xuất trình Thủ tướng Chỉnh phủ xem xét ban hành Kế hoạch lập lại trật tự hành lang ATGT đường thuỷ nội địa. Tập trung triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án xây dựng công trình giao thông, đặc biệt chú trọng đối với các dự án trọng điểm, như: dự án đường sắt trên cao, đường bộ cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, Trung Lương – Mỹ Thuận, mở rộng Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất… Tăng cường rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn mất an toàn giao thông trên hệ thống đường quốc lộ; cắm biển cảnh báo nguy hiểm trên tất cả các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; rà soát, điều chỉnh biển báo hiệu đường bộ theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT ngày 8/4/2016 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN41:2016/BGTVT), đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành tập huấn, phổ biến, giải thích những nội dung mới của Quy chuẩn cho lực lượng quản lý nhà nước, thực thi pháp luật cũng như tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân.Tiếp tục kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về an toàn giao thông đối với các đơn vị kinh doanh vận tải; hoàn thành việc lắp đặt, vận hành các Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tại các trạm thu phí BOT trên đường bộ; Phối hợp với Bộ Công an kết nối, khai thác hiệu quả dữ liệu xử phạt trật tự, an toàn giao thông và dữ liệu quản lý cấp giấy phép; Nâng cao hiệu quả khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để xử lý các hành vi vi phạm, giám sát trực tuyến tình hình giao thông trên mạng lưới đường bộ toàn quốc, cung cấp ứng dụng hướng dẫn giao thông cho lái xe và người dân, điều tiết, chống ùn tắc giao thông. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về đăng kiểm phương tiện; đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn, công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa; đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, hàng không. Cập nhật các quy định mới nhất của Tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO); khắc phục khuyến cáo của ICAO và của Cục hàng không Mỹ (FAA) để đảm bảo điều kiện hãng hàng không Việt Nam bay thẳng tới Hoa Kỳ; tiếp tục triển khai Chương trình an toàn Hàng không Quốc gia. Phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khắc phục triệt để bất cập của hoạt động khai thác cát trên một số tuyến sông tại các địa phương cũng như những vấn đề của công tác quản lý, vận hành, thu phí và tổ chức giao thông tại các trạm BOT trên toàn quốc

Bộ Công an: Tập trung chỉđạo thực hiện kế hoạch phục vụ các hoạt động của Năm APEC 2017, đặc biệt là Tuần lễ cấp cao tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt 05 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị số 12, 23, 29,32,33. Phối hợp với Bộ GTVT nghiên cứu các giải pháp theo dõi, quản lý GPLX bị tạm giữ, tước quyền sử dụng; phối hợp với Bộ Quốc phòng ban hành văn bản phối hợp điều tra, giải quyết TNGT liên quan đến người và phương tiện do Quân đội quản lý. Tiếp tục tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định về TTATGT. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT gắn với hoạt động TTKS; đẩy nhanh Xây dựng dự thảo nghị định của Chính phủ quy định về công tác thống kê tai nạn giao thông; hoàn thiện Đề án đấu giá quyền lựa chọn số của biển số xe, Đề án nâng cao hiệu quả quản lý biển số xe ô tô; triển khai việc tích hợp các thông tin điện tử của cá nhân người điều khiển phương tiện vào giấy chứng nhận đăng ký xe; Tổ chức sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông.

Bộ Quốc phòng: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật TTATGT trong toàn quân, duy trì và phát huy, nhân rộng các mô hình xây dựng địa bàn điểm về TTATGT; tăng cường hoạt động tuần tra kiểm soát, duy trì nghiêm việc chấp hành các quy định pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội đối với người điều khiển phương tiện quân sự khi tham gia giao thông, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng; các đối tượng sử dụng giấy tờ giả, biển số giả phương tiện quân sự hoạt động trái phép.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Tiếp tục phối hợp với Uỷ ban ATGT Quốc gia và các Bộ, ngành triển khai kế hoạch tuyên truyền, vận động về bảo đảm TTATGT năm 2017 với trọng tâm là xây dựng “Văn hóa giao thông trong Thanh, Thiếu niên”. đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật và hướng dẫn tham gia giao thông an toàn trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các mạng xã hội.

Bộ Xây dựng nghiên cứu rà soát, đánh giá các quy định pháp luật và việc thực thi các quy định pháp luật về quy hoạch và quản lý xây dựng có liên quan đến công tác bảo đảm ATGT, chống ùn tắc giao thông để xây dựng kế hoạch hoàn thiện quy định pháp luật và kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về xây dựng có liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông trong quý IV và năm 2018

Bộ Giáo dục và Đào tạoTiếp tục chỉ đạo sở GD và ĐT, các cơ sở giáo dục tăng cường thực hiện biện pháp tuyên truyền, giáo dục kiến thức ATGT năm học 2017-2018; lồng, ghép việc giảng dạy, phổ biến “Văn hóa giao thông” cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở vào trong các tiết học chính khóa sao cho phù hợp.

Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Thông tư thay thế Thông tư số 137, Thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh toán, quyết toán kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do ngân sách nhà nước cấp để thực hiện cho năm 2018; tiếp tục tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phương án sử dụng kinh phí xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT phù hợp với thực tiễn.

Bộ Y tế Chỉ đạo toàn ngành đẩy mạnh triển khai thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu nạn nhân TNGT vào cấp cứu tại các cơ sở y tế; kiểm tra, xét nghiệm chất kích thích thần kinh bị cấm đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; tổ chức hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc; tập huấn phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu ban đầu cho người bị tai nạn giao thông; Phối hợp chặt chẽ trong công tác thống kê tai nạn giao thông năm 2017; nâng cao chất lượng khám sức khoẻ đối với lái xe, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong tổ chức thực hiện. 

Ban ATGT các tnh, thành ph trc thuc Trung ương  tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 23, số 29 và số 32, 33 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch năm ATGT 2017; tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT; siết chặt kỷ cương công tác đào tạo sát hạch, cấp giấp phép lái xe. Tham mưu để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉđạo UBND cấp Huyện, Xã tăng cường biện pháp cảnh giới, bảo đảm an toàn giao thông điểm giao cắt đường bộ với đường sắt không có rào chắn; làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm từđường phụ ra đường chính; gắn trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cấp Huyện, Xã nếu để phát sinh lối đi tự mở trái phép trên đường sắt. Ban An toàn giao thông thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các đô thị trực thuộc Trung ương tiếp tục tham mưu để Chủ tịch UBND thành phố chỉđạo: Uỷ ban nhân dân các cấp tăng cường lập lại trật tự giao thông đô thị; thường xuyên cập nhật, công bố thông tin về phương án phân luồng, điều tiết giao thông và hướng dẫn tham gia giao thông qua các điểm hay ùn tắc giao thông, các đoạn tuyến có công trình xây dựng chiếm dụng lòng, lềđường, bị ngập nước do mưa, triều cường; xây dựng phần mềm giám sát giao thông trực tuyến; xây dựng và thực hiện Đề án nâng cao năng lực và chất lượng vận tải công cộng gắn với quản lý sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân.

Huỳnh Anh