Lấn chiếm hành làn an toàn lộ giới tuyến đường HLVBPN
Bởi lẽ, đường HLVBPN được đưa vào sử dụng từ năm 2015 đã tạo điều kiện đi lại, lưu thông hàng hoá trong khu vực, góp phần cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, cũng từ đó tình trạng lấn chiếm hành lang lộ giới phát sinh ngày một nhiều, trong đó đoạn đi qua địa bàn huyện Thới Bình có chiều dài trên 40 km (qua 6 xã: Hồ Thị Kỷ, Thới Bình, thị trấn Thới Bình, Biển Bạch, Biển Bạch Ðông và Tân Bằng), trong đó xã Hồ Thị Kỷ có chiều dài đường HLVBPN qua địa bàn nhiều nhất trong 6 xã.
Theo ông Nguyễn Văn Hội, Chủ tịch UBND xã Hồ Thị Kỷ “Đã qua, Ban ATGT xã kiên quyết xử lý và hiện nay tuyến đường này đi qua địa bàn xã không còn trường hợp nào xây dựng nhà, liều quán lấn chiếm trên phần đất được bồi thường”. Nhưng quan sát thực tế thì tính theo tim lộ trở vô 23 mét (bao gồm cả phạm vi thu hồi, đền bù giải toả, hành lang… đã được cặm cột mốc) thì còn không ít trường hợp lấn chiếm. Thậm chí, đầu tháng 3/2017 Chi cục quản lý đường bộ IV.6 cũng đã có Công văn gửi đến UBND huyện Thới Bình đề nghị thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm hành lang lộ giới trên tuyến đường này.
Có ý kiến cho rằng. Việc xử lý tình trạng lấn chiếm và tái lấn chiếm hành lang lộ giới trên đường HLVBPN nói riêng và hành lang lộ giới trên địa bàn huyện nói chung, “vướng” lớn nhất có lẽ là vấn đề tình cảm. Bởi, căn cứ theo pháp luật thì nếu hộ nào cất nhà trong phạm vi quy định, địa phương phân công lực lượng chặn ngay từ lúc khởi công. Còn nếu như đất chưa được đền bù thì khi cất nhà, người dân phải xin phép (theo quy định đất thổ cư), lúc đó địa phương xét thấy đất nằm trong quy hoạch thì không chứng nhận chuyển mục đích (từ nông nghiệp sang thổ cư). Như vậy đồng nghĩa người dân vẫn chưa đủ điều kiện cất nhà.
Bên cạnh việc phức tạp giao thông trên tuyến đường HLVBPN (lấn chiếm hành lang lội giới, điều khiển phương tiện tham gia giao thông với tốc độ cao, chạy lấn tuyến, đã sử dụng rượu – bia khi điều khiển phương tiện…) thì hoạt động giao thông nội thị ở Thới Bình cũng rất phức tạp. Trật tự vĩa hè chỉ ổn định khi có lực lượng ra quân kiểm tra, nhưng hoạt động kinh doanh, mua bán tái lấn chiếm diễn ra hàng ngày. Nhất là khu vực Nhà lồng chợ nhà, có nơi hội kinh doanh chiếm cả lối dành cho công tác phòng cháy chữa cháy.
Mặt khác, việc tranh chấp hoạt động giữa hai bến phà (hai bến cách nhau khoảng 200 mét) của ông Đoàn Dũng Lam và ông Trần Văn Tiến (tại thị trấn Thới Bình), kéo dài từ nhiều năm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân và gây mất trật tự an ninh khu vực (cãi vã, thậm chí đánh nhau do tranh giành khách). Hơn nữa bến phà của ông Tiến nằm ngay ngã 3 sông, nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) luôn tiềm ẩn, nhưng đến thời điểm này thị trấn Thới Bình vẫn chưa có giải pháp xử lý, hoặc sáp nhập hai bến phà này thành một (chia ca hoạt động), hoặc buộc ngưng hoạt động bến phà của ông Tiến.
Nhìn chung, quản lý Nhà nước về công tác đảm bảo trật tự ATGT chưa được sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền, phối hợp tuần tra, kiểm soát giao thông giữa các lực lượng chưa chặt chẽ và thường xuyên cùng với hạn chế nhận thức của một bộ phận nhân dân… là nguyên nhân của sự gia tăng TNGT trên địa bàn huyện. Thới Bình là một trong những huyện có số vụ TNGT xảy ra cao nhất tỉnh trong năm 2016.
Theo ông Ông Trần Văn Dũng. Thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo trật tự ATGT trong năm 2017, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổng hợp báo cáo tình trạng vi pham trật tự ATGT trong cán bộ, viên chức để UBND huyện có biện pháp xử lý phù hợp, vì đây là những đối tượng gương mẫu có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong nhân dân. Bởi, hàng năm các ngành đều có tổ chức cho cán bộ, viên chức ký cam kết đảm bảo trật tự ATGT và huyện cũng đã chỉ đạo công an khi xử phạt vi phạm là đối tượng trên thì phải thông báo về đơn vị chủ quản.
Lấn chiếm hành lang đoạn gần giao lộ Võ Văn Kiệt
Trước mắt UBND huyện chỉ đạo thị trấn Thới Bình kết hợp với các ngành chức năng xử lý ngay và triệt để tranh chấp bến phà giữa ông Lam và ông Tiến. Còn vấn đề giải toả hành lang an toàn lộ giới trên địa bàn, cũng như sắp xếp ổn định trật tự vĩa hè đô thị, khu vực chợ búa… thì địa phương phải quản lý và xử lý triệt để. Bên cạnh đó, lực lượng chuyên ngành cần tăng cường tuần tra, kiểm soát để xử tình trạng vi phạm nồng độ cồn, xe quá tải, xe dù, bến cóc… Tăng cường rà soát hoạt động của các bến khách ngang sông, nếu cần thiết thì đề nghị ngành chức cấp phép, nếu phức tạp giao thông thì phải cương quyết buộc ngưng hoạt động...
“Trên cơ sở Kế hoạch của Ban ATGT huyện, các xã cần nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với điều kiện địa phương mình và cần thiết phải có sự tham gia của các ngành, tổ chức đoàn thể và cùng phối hợp với lực lượng chức năng làm tốt công tác đảm bảo trật tự ATGT. Trong thời gian tới, cơ quan chuyên môn của huyện sẽ theo dõi kết quả thực hiện cam kết đảm bảo trật tự ATGT giữa Chủ tịch UBND 12 xã với Chủ tịch UBND huyện. Qua đó, sẽ có sự đánh giá và “thưởng, phạt” phân minh”. Ông Trần Văn Dũng, khẳng định./.
Năm 2016, trên địa bàn huyện Thới Bình đã xảy ra 23 vụ TNGT, làm chết 4 người và bị thương 45 người (tăng cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2016). Bên cạnh đó, huyện Thới Bình cũng xảy ra 39 vụ va chạm giao thông, làm bị thương 34 (có 8 người chết tại bệnh viện).
CHẤN PHONG