Chia sẽ vấn đề này, Ông Tạ Thanh Vũ, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau cho rằng giáo dục an toàn giao thông (ATGT) là một nội dung cần thiết, cấp bách hiện nay trong các trường học, có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế, giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao ý thức văn hóa giao thông. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục ATGT, quán triệt đầy đủ tất cả các văn bản, Chỉ thị, Quyết định của các cấp đến tất cả các đơn vị, trường học...Các Công văn của Sở GDĐT về việc thực hiện nội dung các công văn, chỉ thị, kế hoạch của các cấp đến các đơn vị, trường học.
Ý thức được mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục ATGT, theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban ATGT tỉnh và các ngành có liên quan. Công tác giáo dục ATGT cho học sinh tỉnh Cà Mau có nhiều cố gắng, khắc phục mọi khó khăn thực hiện đạt được một số kết quả sau:
Thứ nhất, là tuyên truyền quán triệt sâu sắc tinh thần Chỉ thị của Ban Bí thư, Nghị định của Chính phủ cùng các văn bản có liên quan của Trung ương, Bộ GD&ĐT, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; ngành giáo dục đã làm cho mọi người trong đó có cả sinh viên, học viên nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc thực hiện ATGT. Lồng ghép giáo dục ATGT vào các môn học ở cấp trung học, đưa nội dung giáo dục ATGT vào trong cấp học mầm non, tiểu học. Chỉ đạo sâu sát đến các đơn vị trong việc chấp hành luật giao thông, đảm bảo trật tự ATGT.
Xây dựng quy chế cơ quan quy định cán bộ, công chức, viên chức nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông, không vi phạm Luật giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt; không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông và là tiêu chí đáng giá xếp loại hàng năm của cá nhân, đơn vị.
Thứ hai, Các trường học từ Trung cơ sở đến Trung học phổ thông đã chủ động phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông tổ chức nói chuyện, tuyên truyền về luật giao thông cho sinh viên, học sinh trong các buổi sinh hoạt tập thể. Phối hợp thường xuyên với gia đình học sinh để quản lí việc đi học bằng xe mô tô, gắn máy, kịp thời nhắc nhở, thông báo đến gia đình khi học sinh vi phạm ATGT.
Thứ ba, Phát động các cuộc thi “Giao thông thông minh” trên Internet, “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”, “Giao thông học đường” các hội thi tìm hiểu ATGT dành cho giáo viên và học sinh tiểu học huy động được đông đảo lực lượng tham gia.
Thứ tư, Tăng cường đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị tích cực thường xuyên nhắc nhở về ATGT như: Tích cực đổi mới hình thức, phương pháp giảng dạy pháp luật về ATGT trong nhà trường ở các cấp học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức pháp luật ATGT trong trường học; giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật về giao thông cho học sinh khi tham gia giao thông. Thủ trưởng các đơn vị, trường học chủ động phối hợp với phụ huynh học sinh, cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, giáo dục học sinh tự giác chấp hành quy tắc giao thông: Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy; không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe… Đưa tiêu chí chấp hành pháp luật về ATGT vào đánh giá đạo đức của học sinh.
Bằng những giải pháp thiết thực, đến nay 100% các trường mẫu giáo, mầm non và tiểu học trong toàn tỉnh đều đã đưa nội dung giáo dục ATGT vào giảng dạy cho học sinh và tiếp tục lồng ghép, tích hợp giáo dục ATGT vào các môn học để giáo dục cho học sinh. Nhà trường quản lí rất chặt chẽ việc học sinh, học viên đi học bằng mô tô, xe gắn máy. Ngay từ đầu năm học tất cả học sinh, học viên đều viết cam kết thực hiện đúng qui tắc ATGT, phụ huynh đưa đón con em cũng ý thức được đảm bảo trật tự ATGT, chống ùn tắc giao thông là của cả mọi người, thực hiện “văn hóa giao thông”. Nhiều trường học kể cả thành thị và nông thôn đều đã tự đứng ra phân luồng giao thông trong giờ tan học, làm giảm tình trạng ùn tắc, gây mật trật tự trước cổng trường.
Qua môn giáo dục công dân hoặc các buổi sinh hoạt chuyên đề (theo báo cáo đánh giá của các trường) đã có tác dụng thật sự trong việc giáo dục học sinh, học viên ý thức được việc chấp hành Luật giao thông, cùng nhắc nhở bạn bè, mọi người hãy tự giác chấp hành Luật giao thông làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Bước đầu tạo chuyển biến, thay đổi về thái độ, hành vi của học sinh, học viên trong việc chấp hành Luật giao thông. Các đơn vị, trường học tổ chức triển khai tuyên truyền sâu rộng đến CBGV, nhân viên và học sinh, học viên trong việc lồng ghép vào một số môn học chính khóa, các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt CLB tuổi trẻ với pháp luật của Đoàn - Hội - Đội, chương trình phát thanh học đường, họp cha mẹ học sinh,… Các đơn vị thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục về ATGT cho học sinh, học viên bằng nhiều hình thức như: Biểu diễn tiểu phẩm, hội thi, tọa đàm, câu hỏi trắc nghiệm dưới cờ... đạt hiệu quả cao.
Công tác giáo dục về ATGT trong ngành giáo dục và đào tạo được triển khai thực hiện thường xuyên theo chỉ đạo của Ban ATGT tỉnh và Bộ GDĐT, các trường học, cơ sở giáo dục tổ chức được nhiều hoạt động mang lại hiệu quả nhất định về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về ATGT cho học sinh, học viên tình hình tham gia giao thông của cho học sinh, học viên tương đối ổn định.
Cấp học |
Kí cam kết không vi phạp |
Tuyên truyền về ATGT cho học sinh |
||
CBQL. GV, NV |
Học sinh |
Buổi |
Lượt tham gia |
|
THPT |
1.595 |
24.212 |
32 |
25.352 |
TH, THCS |
11.003 |
155.949 |
870 |
226.906 |
Tổng |
12.598 |
180.161 |
902 |
252.258 |
(Số liệu năm học 2020-2021)
Phối hợp Tỉnh Đoàn thực hiện mô hình “Cổng trường ATGT” đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi tình trạng vi phạm Luật ATGT đường bộ trong học sinh, hạn chế tình trạng mất ATGT tại khu vực trường học trên địa bàn. Được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Ủy Ban ATGT Quốc gia, Vụ GDTH, Cty oto Toyota Việt Nam phối hợp với Sở GD&ĐT-Ban ATGT tỉnh Cà Mau đã tổ chức thành công Giao lưu Giáo dục kỹ năng tham gia Giao thông an toàn cấp TH tại tỉnh Cà Mau. Với thông điệp "Đội mũ BH cho trẻ, Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn".Trong đợt giao lưu"Giáo dục kỹ năng tham gia GT an toàn cấp TH năm học 2019-2020".
Với những nền tảng đạt được trong thời gian qua, giai đoạn 2021 – 2025 ngành GD&ĐT Cà Mau tiếp tục triển khai có hiệu quả các Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 23/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn trong hoạt động vận tải đường bộ; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 19/01/2018 về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện qui định đội mũ bảo hiểm; Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 28/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 10/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức nêu gương thực hiện nghiêm qui định của pháp luật về không uống rượu, bia trong giờ làm việc và không uống rượu, bia khi lái xe; Tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ; Kế hoạch của Ban ATGT quốc gia, Ban ATGT tỉnh, các công văn của ngành. Tiếp tục tuyên truyền “ văn hóa giao thông” trong cán bộ công chức, viên chức, nhân viên và học sinh, học viên, qua đó nhằm hình thành cách ứng xử có văn hóa để mọi người hiểu rằng người tham gia giao thông phải có văn hóa; Văn hóa giao thông phải có từ tất cả mọi người tham gia giao thông chứ không phải chỉ có ở người điều khiển giao thông. Đặc biệt cán bộ công chức, viên chức, nhân viên và học sinh, học viên trong ngành giáo dục phải nêu gương.
Giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường là làm sao: biến các điều luật vê giao thông trở nên dễ hiểu, dễ học và dễ tiếp thu với lứa tuổi học sinh. Đó có thể là những bài học lý thuyết với hình ảnh minh hoạ sống động hoặc là những bài thực hành xử lý tình huống trực tiếp trên mô hình giả… Những chương trình giáo dục về an toàn giao thông đang được triển khai rộng rãi tại các trường học ở nhiều cấp học khác nhau. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an toàn giao: Nhắc nhở, giới thiệu, phê bình, báo cáo CMHS, xử phạt phạt…
Tiếp tục triển khai bộ tài liệu “Văn hóa giao thông” cho học sinh tiểu học, THCS. Triển khai thực hiện chương trình “Tôi yêu Việt Nam” với trọng tâm là xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục ATGT cho cấp học mầm non. Tích cực hưởng ứng các cuộc thi do Ban ATGT quốc gia, Bộ GDĐT phối hợp cùng Honda Việt nam tổ chức. Tăng cường phối hợp nhiều phía để giáo dục học sinh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ mầm non, mẫu giáo đến GDPT…tạo ý thức tự giác
Để đạt được những mục tiêu trên, ngành GD&ĐT đề xuất trong thời gian tới cần có sự quan tâm lãnh chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Đảng, nhà nước, của địa phương, của Ban ATGT các cấp, của ngành trong việc chỉ đạo giáo dục ATGT trong các nhà trường. Do đó thời gian tới các cấp lãnh đạo cần thường xuyên tiếp tục tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng kịp thời hơn nữa…găn với Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh như: Sinh hoạt theo chủ đề, nói chuyện về ATGT, Luật Giao thông …Thông điệp mà ngành GD&ĐT gửi tới cho tất cả mọi người “Giáo dục ý thức chấp hành Giao thông từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường, tạo thành hành vi, tiềm thức…chung tay giữa Gia đình –nhà trường – xã hội”
Hà Giang