“Giữ đều chân ga và đi ở tay số thấp (xe số sàn nên để số 1, xe số tự động chuyển về D1), đi thật chậm, ra hiệu xe ngược chiều đi chậm tránh tạo sóng. Ngoài ra, khi mức nước bên ngoài cao trên trục láp, nên tắc thiết bị phụ tải không cần thiết như: hệ thống âm thanh, điều hoà AC. Nếu mực nước lên đến giữa xe nên tắt máy, đẩy xe qua khúc nước cao đó.”

Nếu tăng ga mạnh, nước có thể tràn vào lưới tản nhiệt, đổ vào ống hút, nước tràn sâu vào động hay còn gọi là hiện tượng thuỷ kích. Nhiều người vẫn hay tăng ga mạnh để chạy qua vùng ngập nước, điều đó hoàn toàn không tốt, vừa bị thuỷ kích, vừa tạo làn sóng nước ảnh hưởng đến xe xung quanh.

Lưu ý trong trường hợp xe tắt máy ở khúc đường có mực nước cao, người lái không nên mở cửa xe, tránh nước tràn vào làm hỏng hệ thống điện tử. Chủ xe nên leo cửa sổ để ra ngoài.

Khi chạy xe qua khu vực ngập nhẹ, chủ xế cần kiểm tra ngay màu sắc của dầu động cơ, dầu hộp số, kiểm tra lại động cơ, gầm xe. Nếu dầu có màu trắng đục, chủ xe phải gọi xe chuyên dụng, kéo xe đến đại lý bảo trì. Tuyệt đối không tự chạy xe đến gara (dầu lẫn nước có thể làm các bộ phận máy móc bên trong hư hỏng nặng).

Khi xe bị ngập nặng, đậu qua đêm trong các bãi gửi chung cư, chủ xe tuyệt đối không khởi động máy, vì khi đó nước bị hút sâu vào động cơ, dẫn đến hư hỏng nặng. Phải gọi xe chuyên dụng, kéo xe đến đại lý bảo trì.

Lưu ý chạy xe 2 bánh tay ga qua vùng ngập:

Động cơ xe 2 bánh tay ga có cấu tạo, thiết kế khác nhiều so với xe số, việc bảo trì khi bị ngập nước cũng rắc rối hơn. Chưa kể, xe hơi lại càng rắc rối hơn.

Hệ thống điện, hệ thống nén của xe tay ga đặc biệt nhạy cảm với nước. Vì vậy, khi xe chạy trong khu vực ngập nước, tốt nhất nên tắt máy, dẫn xe ra hết vùng ngập. Sau đó xem xét tình trạng chung của xe “nhiễm” nước.

Khi mực nước ngập chưa đến nửa bánh xe, không qua ống xả, xe không bị ảnh hưởng nhiều. Nếu bị tắt máy do giữ ga không đều, người lái tiếp tục khởi động và chạy, sau đó vào các tiệm bảo trì xe để kiểm tra kỹ hơn.

Khi nước ngập ở mức nửa bánh xe, chưa qua ống xả, nhưng một phần hộp số truyền động, lốc máy bị ngấm nước. Chúng ta cần xác định động cơ có bị vô nước hay không.

Nếu không, người lái có thể khởi động máy tiếp tục chạy, sau đó đến tiệm bảo hành để kiểm tra, tốt nhất nên thay nhớt máy và nhớt hộp truyền động.

Vị trí cấu tạo của đường ống thông hơi của hộp số tự động ở xe tay ga khá thấp, do vậy khi ngập nặng quá bánh xe, lốc máy, nước tràn vào ống xả… xe sẽ gặp nguy. Khi đó, nước dễ bị hút vào hệ thống chứa dầu làm mát, làm dầu bị oxy hoá, chuyển từ màu vàng thành màu trắng đục. Hệ thống điện có thể cũng bị tê liệt, bu-gi mất khả năng đánh lửa. Trong trường hợp này, tuyệt đối không cố gắng khởi động máy, nên dẫn xe đến tiệm bảo hành để kiểm tra.

Giải pháp tạm thời, cấp bách, cứu xe khi bị tắt máy do nước tràn vào ống xả, lốc máy: dẫn xe qua vùng hết ngập, trút pô xe để nước ra, dựng trống đứng, thử đề khởi động. Nếu khởi động không được, người lái cần chùi bu-gi thật khô, xem xét nước có tràn vào bình xăng lớn, nếu tràn cần xút rửa nó tại những tiệm sửa xe ven đường.

Trong trường hợp, xe chết máy ngay ở khúc đường có mực nước quá yên xe hay để xe tại các điểm giữ xe, khiến máy bị ngâm lâu trong nước dẫn đến tình trạng hỏng hóc cao.

Đầu tiên, người lái nên nhờ thợ máy mở pô, trút nước ra, sau đó mới nổ máy. Nếu để pô, nước sẽ bị hút ngược trở lại hư máy. Sau đó, mở bu-gi ra, đề cho xả hơi, sau đó kiểm tra dầu láp, ống thông hơi, hộp số, hệ thống điện tử…

Cuối cùng, nên đem xe đến tiệm bảo hành chính hãng để kiểm tra kĩ hơn.

Theo TTO - Ong Vò Vẽ sưu tầm