Tập đoàn công nghệ Robert Bosch GmbH (hay Bosch) là một tập đoàn công nghệ nổi tiếng của Đức, được thành lập vào năm 1886 bởi Robert Bosch ở Stuttgart, Đức. Tập đoàn Bosch hoạt động trong bốn lĩnh vực: Giải pháp Mobility, Công nghệ trong Công nghiệp, Hàng tiêu dùng, Kỹ thuật Xây dựng và Năng lượng. Trong đó, công nghệ ô tô là lĩnh vực nổi tiếng tạo nên tên tuổi của tập đoàn và mang về doanh số bán hàng cao nhất cho tập đoàn.

Bosch là công ty đầu tiên phát minh ra magneto ứng dụng vào công nghệ đánh lửa ô tô thời kỳ sơ khai, được dùng để đánh lửa trên hầu hết trên các động cơ đốt trong thời điểm đó. Logo của Bosch cho đến ngày nay diễn tả phần ứng dụng trong magneto. Ngoài ra, những phát minh nổi tiếng khác của Bosch như: hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống điều khiển lực kéo (TCS), hệ thống ổn định thân xe điện tử (EPS) v.v..

Bên cạnh việc phát triển và nghiên cứu các công trên xe hơi thì tập đoàn Bosch cũng tham gia nghiên cứu và phát triễn những công nghệ, hệ thống ứng dụng trên xe máy, đặc biệt trên những chiếc xe mô tô phân khối lớn.

Trong bài này, xedoisong.vn tổng hợp những công nghệ mà Bosch đã áp dụng trên xe mô tô thương mại, cũng như những ý tưởng mà tập đoàn công nghệ này đang nghiên cứu.

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Kể từ khi áp dụng hệ thống ABS trên xe máy năm 1984, Bosch đã liên tục hoàn thiện công nghệ ABS này để làm cho công nghệ an toàn hơn và phổ biến ABS cho tất cả các loại xe cũng như trong mọi thị trường trên thế giới. Theo nghiên cứu tai nạn của Bosch, khoảng một trong bốn tai nạn xe gắn máy liên quan đến tử vong và thương tích có thể được ngăn chặn nếu tất cả hai bánh được trang bị ABS.

Ngày nay, hệ thống ABS đã được phổ biến và trở thành trang bị tiêu chuẩn trên xe mô tô ở nhiều quốc gia và khu vực, bao gồm EU, Nhật Bản, Đài Loan và Brazil. Kể từ tháng 4 năm 2018, xe máy ABS là bắt buộc ở Ấn Độ cho tất cả các loại xe hai bánh mới với công suất động cơ trên 125cc.

Hiện nay, hệ thống ABS đỉnh nhất của Bosch đã bước sang thế hệ thứ 10 được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu riêng biệt cho từng điều kiện vận hành của các dòng xe khác nhau.

Ví dụ: Trong điều kiện thực tế, hệ số ma sát - μ sẽ thay đổi theo điều kiện mặt đường (bằng phẳng, gồ ghề..) có thể tăng lên rồi đột ngột xuống thấp làm thay đổi mức độ trượt của xe khi phanh. Để đảm bảo cho hệ thống ABS làm việc tối ưu khi một đoạn đường có nhiều bề mặt thay đổi đột ngột mà vẫn đảm bảo hiệu suất cũng như tốc độ xe vẫn có thể duy trì thì áp lực khóa đặt lên các xi-lanh phanh bánh trước/sau của xe phải thay đổi liên tục theo.

Ngoài ra, đối với mỗi dòng xe đặc trưng như sportbike thường di chuyển ở tốc độ cao, dòng Adventure đi chuyển hỗn hợp nhiều điều kiện đường sá dẫn đến những hệ số ma sát – μ khác nhau. Hệ thống ABS mới có thể tính toán đảm bảo khả năng an toàn chống trượt mà vẫn duy trì hiệu suất.

Hệ thống kiểm soát ổn định vào cua cho mô tô – MSC (hay Cornering ABS)

Công nghệ Cornering ABS ban đầu do Bosch phát triển để trang bị cho các dòng xe KTM vào khoảng năm 2013. Kể từ đó tới nay, nó đã ngày càng được nhiều hãng đưa vào áp dụng cho các dòng xe ở phân khúc cao cấp.

Mục tiêu chính của ABS đó là chống bánh trước của xe bị khóa lại trong trường hợp người điều khiển phanh trong cua, từ đó hạn chế các tai nạn do trượt ngã (lowside crash - hay thường được người Việt gọi là "xòe xe"). Chính vì vậy, Cornering ABS thường được so sánh với hệ thống điều khiển lực kéo (Traction Control) do cả 2 công nghệ này đều được phát triển nhằm hạn chế sự trượt bánh.

Trong đó, Traction Control chống việc quá nhiều sức mạnh dồn xuống bánh sau gây mất độ bám. Việc mất độ bám đường ở lốp sau có thể dẫn tới 2 hậu quả: lowside, hoặc bánh sau đột ngột lấy lại độ bám và hất người lái ra khỏi xe (highside). Do các tai nạn trên mô tô thường là lowside hoặc highside, chính vì vậy sự kết hợp giữa Cornering ABS và Traction Control sẽ đem tới sự an toàn tối đa có thể cho những chiếc mô tô.

Cũng giống như nhiều hệ thống hỗ trợ người lái khác, nguyên lý hoạt động của Cornering ABS rất đơn giản, nhưng lại khó khăn để thực hiện. Đóng vai trò chính của hệ thống này đó là một bộ xử lý tính toán quán tính (IMU - Inertial Measurement Unit) với khả năng theo dõi các chuyển động các momen đảo lại, dọc-xuống, nghiêng (yaw, pitch và roll), cũng như gia tốc của chiếc xe theo cả 3 trục X, Y và Z. Phổ biến nhất là một số hãng xe sử dụng bộ IMU theo dõi được 5 trục, với các bộ IMU 5 trục.

Ngày nay, hãng Bosch đã thành công khi sử dụng tính toán góc nghiêng cả 6 trục (Bosch gọi là 6D). Hiện tại Bosch và Continental là những công ty cung cấp Cornering ABS hàng đầu trên thế giới.

Tại thị trường Việt Nam, đã có nhiều dòng xe được áp dụng công nghệ này hay những công nghệ tương tự ví dụ: KTM 1290 Super Duke R, KTM 1290 Super GT, Ducati Multistrada, Ducati Panigale V4, Yamaha R1, Honda CBR1000RR mới, BMW R1200GSA v.v..

Hệ thống hỗ trợ người lái dựa trên radar

Cũng tương tự những hệ thống đã áp dụng trên xe hơi, Bosch cũng đã nghiên cứu và sử dụng sóng radar để cung cấp “gói tiện ích” có chức năng hỗ trợ người chạy xe máy, từ đó góp phần vào sự an toàn khi điều khiển xe đặc biệt trong những dòng xe Adventure hay Touring chạy những hành trình dài, những đoạn đường “mới mẻ”.

Hệ thống hỗ trợ người lái xe máy của Bosch có ba chức năng chính gồm: ACC điều khiển hành trình thích ứng, hệ thống cảnh báo va chạm và nhận dạng điểm mù.

ACC điều khiển hành trình thích ứng

Khi người lái thường đối mặt với tình huống kẹt kẹ nghiêm trọng và phải duy trì khoảng cách chính xác với chiếc xe phía trước, hay quan sát phía sau dễ gây mất tập trung. Với ACC của Bosch, sẽ giúp điều chỉnh tốc độ của xe phù hợp lưu lượng giao thông và duy trì khoảng cách an toàn cần thiết. Ngoài ra, hệ thống ACC không chỉ cung cấp cho người đi sự thuận tiện hơn, nó còn cho phép họ tập trung nhiều hơn trên đường, đặc biệt là trong giao thông mật độ cao.

Hệ thống cảnh báo va chạm

Trong giao thông đường bộ, ngay cả sự mất hiệu lực ngắn nhất trong tập trung có thể có hậu quả nghiêm trọng. Bosch đã phát triển một hệ thống cảnh báo va chạm cho xe máy để giảm nguy cơ va chạm từ phía sau hoặc giảm thiểu hậu quả của nó. Hệ thống hoạt động ngay sau khi xe bắt đầu và nó hỗ trợ người lái trong tất cả các phạm vi tốc độ có liên quan. Nếu hệ thống phát hiện thấy một phương tiện khác đang đóng cửa nguy hiểm và người lái không phản ứng với tình huống này, nó sẽ cảnh báo người lái bằng một tín hiệu âm thanh hoặc quang học.

Nhận dạng điểm mù

Tính năng cuối cùng hệ thống này là nhận dạng điểm mù, hệ thống này để giúp người đi xe máy thay đổi làn đường an toàn. Một cảm biến radar sẽ được ví như “đôi mắt điện tử” của xe giúp nhận diện điểm mù, phát hiện vật thể trong những khu vực khó nhìn thấy. Bất cứ khi nào có một chiếc xe nào trong khu vực điểm mù của người lái, tính năng này sẽ cảnh báo chúng bằng một tín hiệu quang học. Ví dụ : trong gương chiếu hậu, tương tự như xe hơi.

Hệ thống kết nối thông tin liên lạc từ xe máy và xe hơi.

Bên cạnh đó, Bosch cũng đang nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật như là hệ thống giao thông thông minh, giúp hạn chế tối đa tai nạn. Bằng cách cho phép xe máy và ô tô giao tiếp với nhau, hệ thống của Bosch sẽ giúp các xe trong phạm vi bán kính vài trăm mét trao đổi với nhau về loại xe, tốc độ, vị trí và hướng di chuyển của nhau. Điều này rất hữu ích đối tới tình huống vượt xe, lên/xuống đồi ở những khúc cua gắt khuất tầm nhìn.

Tiêu chuẩn WLAN công cộng (ITS G5) được sử dụng làm cơ sở cho việc trao đổi dữ liệu giữa xe máy và xe hơi. Hệ thống sẽ cập nhật dữ liệu thông tin liên tục tối đa mười lần một giây. Thời gian truyền của chỉ một vài phần nghìn giây giữa máy phát và máy thu có nghĩa là người tham gia giao thông trên cả xe hơi và xe máy có thể tạo và truyền thông tin quan trọng liên quan đến tình hình giao thông dự đoán được tình hình giao thông phía trước. Nếu được áp dụng rộng rãi trên xe thương mại, công nghệ này sẽ góp phần giảm thiếu tối đa tai nạn.

Ba tính năng cuộc gọi “khẩn cấp” của Bosch

Trên thực tế, mọi người đều sợ xảy ra tai nạn giao thông và thậm chí ngay cả khi lái những dòng xe cao cấp được trang bị hàng loạt tính năng an toàn hiện đại nhất hiện nay thì vẫn có nguy cơ xảy ra tai nạn. Trong trường hợp xấu, nguy cấp là người lái không tìm được sự giúp đỡ của mọi người xung quanh và không thể tìm thấy ở những khu vực vắng dân cư, hẻo lánh hay trời tối. Đối với những vụ tai nạn nghiêm trọng, mỗi giây trôi qua cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến sự sống còn của người bị nạn.

Nhằm hỗ trợ tối đa, giảm thương vong tổn thất khi có tai nạn xảy ra, Bosch đã nghiên cứu và sẽ trang bị tính năng cuộc gọi khẩn cấp gồm : eCall (cuộc gọi khẩn cấp), bCall (cuộc gọi sự cố) và ICall (cuộc gọi thông tin) cho những chiếc xe máy trong tương lai.

Trên cơ sở các thuật toán sụp đổ thông minh, eCall phát hiện khi một người đi xe mô tô tham gia vào một vụ tai nạn, tự động truyền một cuộc gọi khẩn cấp, và thông báo cho các dịch vụ khẩn cấp về loại xe và vị trí của nó. Ngoài ra, trong trường hợp xe hai bánh bị hỏng, tính năng bCall sẽ liên lạc độc lập với cửa hàng sửa chữa và gửi dữ liệu cần thiết. ICall là một trợ lý hữu ích trên mọi con đường. Điều này làm cho việc truy cập thông tin dịch vụ - chẳng hạn như vị trí của trạm xăng quán ăn gần nhất, một cách đơn giản và dễ hiểu.

Mới đây theo chỉ thị của khu vực Châu Âu (EU 2015/758) yêu cầu kể từ ngày 31/3/2018 tất cả các loại xe chở người mới được sản xuất từ ngày 31/3/2018 phải được trang bị hệ thống gọi khẩn cấp eCall theo tiêu chuẩn của EU.

Theo Nghe nhìn Việt Nam