Toàn cảnh Hội nghị

Năm 2016 tình hình trật tự an toàn giao thông trong thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp, tai nạn giao thông tăng cao cả 03 tiêu chí so với năm 2015. Tăng 39,1% số vụ (tăng 25 vụ); tăng 76% số người chết (tăng 19 người), tăng 37,9% số người bị thương (tăng 33 người); trong đó xảy ra 01 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, 04 vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng. Ngoài ra, còn xảy ra 243 vụ va chạm giao thông, bị thương 418 người,... Trong đó có 04 đơn vị có tai nạn giao thông tăng cao là huyện Cái Nước, Thới Bình, Đầm Dơi, Trần Văn Thời.

Qua phân tích tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông do ý thức của người tham gia giao thông còn ở mức cao, điển hình là các lỗi vi phạm nồng độ cồn (3.184 trường hợp), vi phạm phần đường, làn đường (2.582 trường hợp), không đội mũ bảo hiểm (3.323 trường hợp), không có giấy phép lái xe (6.681 trường hợp).

- Một số nơi cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm, vào cuộc trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, còn mang tính chất giao khoán công tác này cho lực lượng Công an và Thanh tra GTVT thực hiện.Việc thực hiện cam kết trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chưa đi vào thực chất.

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đã được triển khai rộng khắp, tuy nhiên chủ yếu là do cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện, cấp xã chưa thực sự quan tâm công tác này, chưa có biện pháp tuyên truyền hiệu quả cho đối tượng thường vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là đối tượng thanh, thiếu niên; vẫn còn một bộ phận người dân còn thiếu ý thức khi tham gia giao thông. 

Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng Ban ATGT tỉnh phát biểu chỉ đạo Hội nghị

- Chất lượng trong công tác tuần tra, kiểm soát hiệu quả chưa cao, chưa bao quát hết địa bàn, chưa kiểm soát được nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện.  Các lực lượng chức năng còn buông lỏng công tác quản lý địa bàn, chưa thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm xe hợp đồng trá hình, bến dù, bến cóc.

- Việc chỉ đạo, xử lý đối với các hộ mua bán lấn chiếm lòng, lề đường, hành lang an toàn giao thông, giải vật chướng ngại trên các tuyến sông ở nhiều địa phương chưa được thường xuyên, triệt để, hiệu quả chưa cao,…nhiều nơi, chính quyền địa phương còn thờ ơ đối với công tác này.

- Việc chỉ đạo, xử lý đối với bến khách ngang sông không phép chưa kiên quyết, hiện nay còn 42 bến khách ngang sông không phép. Trong đó, địa phương có bến khách ngang sông không phép nhiều nhất là thành phố Cà Mau 26 bến, Phú Tân 04 bến, Trần Văn Thời 03 bến, từ đó tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, nhằm kiềm chế tai nạn giao thông đến mức thấp nhất, Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng Ban ATGT tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải yêu cầu các thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân – Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố Cà Mau tập trung thực hiện một số nội dung:

Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế, giảm ít nhất từ 05 – 10%  tai nạn giao thông so với năm 2016.

 Nghiêm cấm cán bộ, công chức can thiệp vào công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính; xử lý nghiêm đối với cán bộ, nhân viên, con cán bộ, công chức, lãnh đạo vi phạm trật tự an toàn giao thông. Xác định rõ việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, là một tiêu chuẩn đánh giá đạo đức cuối năm của học sinh, sinh viên.

TNGT do xe mô tô, xe gắn máy vẫn còn ở mức cao

Ban An toàn giao thông tỉnhtiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông với nội dung, hình thức, đối tượng phù hợp để người nghe dễ hiểu, dễ nhớ, tập trung ở địa bàn nông thôn. Chủ động xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, vận động theo các chuyên đề về bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phát động. Sản xuất các sản phẩm truyền thông (phóng sự, thông điệp, áp phích, pano, tờ rơi…) để tuyên truyền thống nhất trên toàn tỉnh.Tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng thông tin trên Trang Thông tin điện tử An toàn giao thông để thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin, tài liệu cho các đơn vị, địa phương phục vụ công tác tuyên truyền về an toàn giao thông.

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết mới của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2016 - 2020; thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trong tình hình mới. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thành viên, Ban An toàn giao thông cấp huyện, cấp xã trong việc thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Thường xuyên cập nhật, theo dõi, kiến nghị các vấn đề có liên quan đến công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Sở Giao thông vận tải,tăng cường trách nhiệm quản lý vận tải hành khách, siết chặt công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá thủ tục cấp mới, cấp đổi giấy phép điều khiển phương tiện. Thực hiện tốt công tác đăng ký, đăng kiểm; quản lý tốt các bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, kiên quyết xử lý các vi phạm bến khách ngang sông hoạt động không phép, không đảm bảo điều kiện an toàn.Tiếp tục phối hợp với Công an tỉnh chỉ đạo thực hiện siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện, chú trọng các giải pháp ngăn chặn vi phạm từ gốc, kiểm soát tải trọng phương tiện từ khâu xếp hàng lên xe.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Thanh tra GTVT, làm tốt hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hoạt động vận tải hành khách (xe hợp đồng trá hình, bến dù, bến cóc,...), công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe,...Khai thác và sử dụng hiệu quả dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô để xử lý vi phạm đối với chủ xe, lái xe, xác định trách nhiệm liên quan của cơ quan, người thực thi công vụ; công bố doanh nghiệp có nhiều xe vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp dữ liệu và thông tin cho lực lượng Cảnh sát giao thông xử lý ngay các xe vi phạm tốc độ cao tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm chất lượng thi công các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và mở rộng kết cấu hạ tầng giao thông, phấn đấu hoàn thành các công trình, dự án bảo đảm chất lượng, tiến độ; thực hiện nghiêm các quy định về tổ chức, bảo đảm an toàn giao thông tại các công trình vừa thi công vừa khai thác; triển khaithực hiện thí điểm quy định về thẩm định an toàn giao thông đối với các tuyến đường chuẩn bị đưa vào khai thác, sử dụng.

Tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo ATGT.

Công an tỉnhchỉ đạo lực lượng công an tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; công tác xử lý vi phạm phải được công khai, đúng pháp luật, đúng người vi phạm, không phân biệt cán bộ, công chức, viên chức hay người dân. Tăng cường công tác kiểm tra đối với lực lượng làm nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Quy định trách nhiệm Chỉ huy phòng, Chỉ huy đội phụ trách địa bàn, luân chuyển công tác, địa bàn đối với cán bộ nếu để tai nạn giao thông tăng trên địa bàn mình phụ trách.

Tiếp tục chỉ đạo tăng cường tuần tra kiểm soát, chú trọng tuần tra lưu động, mô hình tổ tuần tra phối hợp Cảnh sát giao thông với các lực lượng cảnh sát khác; tập trung xử lý các hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là các hành vi vi phạm quy định về tốc độ, nồng độ cồn, đi không đúng làn đường, vượt đèn đỏ; phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm luồng tuyến, chở quá số người quy định, vi phạm quy định về thời gian lái xe, đón, trả khách không đúng nơi quy định, xe hợp đồng trá hình, bến dù, bến cóc; điều khiển phương tiện không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật, không có giấy phép theo quy định... Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông có dấu hiệu tội phạm, nhất là các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng trở lên.

Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông vận tải và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chở hàng quá tải của lái xe, chủ xe ô tô tải, đặc biệt là xe chở công-ten-nơ, vật liệu xây dựng; kiểm tra, xử lý vi phạm chở quá tải đối với phương tiện thủy nội địa.

Năm 2017, kiên quyết không để xe hợp đồng trá hình, bến dù, bến cóc, xe quá tải trọng hoạt động trên địa bàn tỉnh. Nơi nào để tái diễn tình trạng trên sẽ xử lý trách nhiệm, luân chuyển công tác đối với Cảnh sát giao thông, Thanh tra GTVT, Cảnh sát trật tự phụ trách địa bàn và sẽ kiểm điểm, xử lý trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đó.

Sở Giáo dục và Đào tạochỉ đạo các trường học tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên, đặc biệt là các buổi sinh hoạt đầu tuần.Yêu cầu học sinh, sinh viên ký cam kết chấp hành các quy định về an toàn giao thông; có biện pháp xử lý nghiêm học sinh, sinh viên vi phạm. Nơi nào để học sinh, sinh viên vi phạm về an toàn giao thông sẽ kiểm điểm, xử lý trách nhiệm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đơn vị đó. Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục an toàn giao thông cho giáo viên; tiếp tục phát động tham gia cuộc thi “Giao thông học đường” trên internet cho học sinh phổ thôngnăm học 2016 –2017.

Đối với Tỉnh đoàn, Hội liên hiệp thanh niêncần tập trung chỉ đạo, tuyên truyền trong đoàn viên, thanh niên về vai trò, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong việc tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, góp phần kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông. Xây dựng chương trình, phần việc cụ thể để tuyên truyền, xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niêntrên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo chỉ đạo xây dựng Cổng trường an toàn trên địa bàn các huyện, thành phố Cà Mau.

Đối với các huyện, thành phố Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu nghiêm túc rút kinh nghiệm do thiếu quan tâm, chỉ đạo công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, triển khai thực hiện chưa nghiêm túc cam kết trách nhiệm với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, để tình trạng xe hợp đồng trá hình, bến dù, bến cóc hoạt động công khai trên địa phương mình quản lý. Căn cứ vào kế hoạch hoạt động năm 2017 và tình hình thực tế tại địa phương, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau có văn bản cam kết với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn mình phụ trách. Cuối năm 2017 phải báo cáo kết quả việc thực hiện cam kết trách nhiệm với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nâng cao vai trò, trách nhiệm trong tổ chức thực hiện các biện pháp, giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhất là việc bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân khi tham gia giao thông; giám sát chặt chẽ, duy trì thường xuyên việc tổ chức thực hiện các giải pháp, biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị tại địa phương.

Năm 2017, địa phương nào tồn tại bến khách ngang sông không phép hoạt động, đò đưa rước học sinh không đảm bảo điều kiện an toàn giao thông; để xảy ra tình trạng mua bán lấn chiếm lòng, lề đường, hè phố; chiếm dụng lòng đường để tổ chức tiệc cưới, liên hoan,…; để phát sinh cất nhà trái phép trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ, đường thủy nội địa; đăng đáy cá, đặt nò, đó, vó, lú lấn chiếm luồng chạy tàu thì kiểm điểm, xử lý trách nhiệm Chủ tịch cấp xã, Trưởng công an, Chủ Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi đó. Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn và kiềm chế tai nạn giao thông liên quan đến xe mô tô, xe gắn máy trên các tuyến đường địa bàn nông thôn; xử lý nghiêm đối với các trường hợp đã uống rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông, chở quá số người quy định và không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy.

Xây dựng kế hoạch chuyên đề an toàn giao thông cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và các chuyên đề phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; tăng cường tuyên truyền, vận động ở cơ sở, phát huy hiệu quả của hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn./.

Huỳnh Anh