Một điểm sạt lở tại ấp 2, xã Khánh Bình Tây Bắc.

Huyện Trần Văn Thời có diện tích đất tự nhiên 70.346,7 ha. hệ thống sông ngòi chằng chịt gồm 264 tuyến sông, kinh với tổng chiều dài trên 963 km. Thời gian qua, huyện đã quan tâm dành rất nhiều kinh phí để đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại và giao thương của người dân trong khu vực gắn với xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, các tuyến đường giao thông nông thôn phần lớn được xây dựng trên các tuyến đê, gần sông, kênh rạch; vì vậy tình trạng sạt lở bờ sông, kênh rạch và một số nguyên nhân khác đã tác động trực tiếp đến công trình đường bộ, làm giảm tuổi thọ, không đảm bảo an toàn giao thông. Cùng với đó, tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra dẫn đến hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún đã ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân.

Nắng hạn nên việc bốc hơi nước diễn ra nhanh cộng với việc bơm tác nước phục vụ sản xuất đã làm cho hầu hết các tuyến kênh, rạch vùng ngọt đều khô cạn, trong khi đó cao độ đáy kênh sâu, độ chênh lệch độ cao giữa mặt đường và mực nước hiện tại rất lớn, làm mất phản áp gây sụt lún; đồng thời khoảng lưu không (chiều rộng bờ sông, kênh, rạch) từ mép mặt đường đến mép kênh hẹp, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sụt lún, sạt lở đất, làm hư hỏng nhiều tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn các xã, thị trấn vùng ngọt. Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khác như: Đặc điểm địa chất yếu, lòng kinh sâu,... đã gây ra sạt lở, sụt lún.

Đặc điểm địa chất yếu, lòng kinh sâu,... đã gây ra sạt lở, sụt lún.

Trước tình hình xảy ra sạt lở, sụt lún, ngày 16/02/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Chỉ thị số 09-CT/HU về việc về việc tăng cường các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả do hạn hán trên địa bàn huyện và đã tổ chức hội nghị triển khai đến toàn thể Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện.Tiếp theo đó, ngày 19/02/2023 của Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND về việc tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả do hạn hán theo Chỉ thị số 09-CT/HU ngày 16/02/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy. Cùng với đó ngày 20/02/2023 của Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch số 39/KH-UBND về vận chuyển lúa thu gom lúa của hộ dân đến điểm tập kết,…

Ủy ban nhân dân huyện Trần Văn Thời đã và đang tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của trung ương, tỉnh; các văn bản chỉ đạo của huyện về ứng phó, khắc phục hậu quả do hạn hán. Đồng thời,tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động để người dân chủ động, tự giác tham gia phòng, chống sạt lở, sụt lún, nhận thấy việc trữ nước phục vụ sản xuất, bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng là rất quan trọng và phải tuân theo hướng dẫn, quy định của Nhà nước, cấp có thẩm quyền; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn trong quá trình sản xuất và đời sống để phát triển một cách bền vững.

UBND huyện TVT chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên cập nhật thông tin thời tiết kịp thời cho Nhân dân biết, theo dõi các hiện tượng hạn hán từ đó có nhận định và tuyên truyền về khả năng địa phương chịu ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn; hướng dẫn các giải pháp sử dụng tiết kiệm nước đến từng người dân, đảm bảo người dân biết có khả năng chủ động ứng phó,

Về công tác khắc phục sạt lở, sụt lún tạm thời hiện Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, các phòng chuyên môn của huyện tiếp tục thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế sự cố sạt lở, sụt lún xảy ra như: Tăng cường tuần tra, kiểm tra tải trọng xe; cắt, tỉa cây ven sông, kênh, rạch làm giảm tải trọng tác động; lắp đặt biển báo, rào chắn, giảm tải, cấm tải phù hợp các tuyến đường do huyện, xã quản lý,… để đảm bảo an toàn lưu thông, từ đó các địa phương luôn có ý thức chủ động, trước mắt khi xảy ra sự cố phải báo cáo kịp thời cho cơ quan chức năng và cử cán bộ đến ngay hiện trường để kiểm tra; thực hiện giăng dây, làm rào chắn, biển cảnh báo hạn chế giao thông, gia cố tạm thời bằng cây gỗ địa phương các đoạn đường sạt lở, sụt lún đất nhỏ; thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân trên tuyến kè, gia cố chống sạt lở, sụt lún những đoạn có nguy cơ sạt lở, sụt lún cao.

Về về một số biện pháp chỉ đạo, xử lý, khắc phục hạn hán và các vị trí sụt lún, sạt lở thời gian tới, UBND huyện Trần Văn Thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tiếp tục tuyên truyền trong dân sử dụng tiết kiệm nước trong sản xuất, sử dụng nước phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây trồng; theo dõi thu hoạch lúa Đông Xuân; tập trung chỉ đạo cày ải ngay sau thu hoạch để phục vụ sản xuất lúa Hè thu năm 2024; kiểm tra các cống đập giữ vững vùng ngọt hóa huyện, thực hiện tốt kế hoạch ngăn mặn, chống tràn bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Với các tuyến đường bị sạt lở tiếp giáp đường giao thông UBND huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn bước đầu khắc phục tạm thời làm rào chắn, giăng dây cảnh báo cho người tham gia giao thông, vận động người dân sử dụng cây gỗ địa phương gia cố tạm thời. Các tuyến đường hư hỏng mặt đường bê tông đã thực hiện công tác làm đường tạm cho phương tiện xe hai bánh tham gia lưu thông. Chỉ đạo Chủ tịch UBND xã khẩn trương lắp đặt biển báo nguy hiểm, có rào chắn, tuyệt đối không để xảy ra tai nạn giao thông. Tổ chức rà soát, thống kê những hộ có khả năng thiếu nước sinh hoạt để có kế hoạch chủ động khắc phục; tiếp tục chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và các đơn vị quản lý Trạm cấp nước nối mạng nông thôn và Nhân dân thường xuyên kiểm tra các công trình cấp nước, kịp thời khắc phục sửa chữa các trạm xuống cấp, những đoạn ống bị hư hỏng và giếng nước sinh hoạt hộ gia đình mình để có giải pháp chống hạn riêng cho từng khu vực đảm bảo không để thiếu nước sinh hoạt. Trong trường hợp thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng ở một số khu vực, đề xuất các giải pháp cấp nước sinh hoạt cho Nhân dân bằng biện pháp phù hợp.

Ủy ban nhân dân huyện Trần Văn Thời chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động Nhân dân sử dụng cây gỗ địa phương thực hiện gia cố, khắc phục, khảo sát, đánh giá mức độ thiệt hại ban đầu, khắc phục những đoạn sụt lún, sạt lở đất nhỏ. Về lâu dài, để khắc phục tình trạng sụt lún, sạt lở đất các tuyến kênh, rạch trên địa bàn các xã, thị trấn vùng ngọt là tăng cường theo dõi diễn biến tình trạng sụt lún, sạt lở đất; khi mùa mưa đến các tuyến kênh, rạch đã đầy nước thì tiến hành gia cố, nạo vét bồi trúc đất đen các đoạn sụt lún, sạt lở và làm lại mặt đường bê tông để đảm bảo cho sản xuất và nhu cầu đi lại của Nhân dân trong vùng. Việc này, Tổ khảo sát, đánh giá mức độ thiệt hại sơ bộ ban đầu về mức độ thiệt hại do sạt lở, sụt lún và các thiệt hại đang khảo sát, đánh giá để tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân huyện xem xét; có ghi nhận hình ảnh thiệt hại ban đầu, xác định thứ tự ưu tiên để khi có điều kiện thì khắc phục sớm; sau khi xác định được danh mục công trình và tổng kinh phí cần khắc phục, giao Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu Ủy ban nhân dân huyện xin ý kiến sở, ngành tỉnh sử dụng từ nguồn kinh phí dự phòng, kinh phí từ quỹ phòng, chống thiên tai để khắc phục tình trạng sụt lún, sạt lở đất./.

Hoài An