Đề án xác định mục tiêu: Phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đồng bộ và tương thích giữa các loại hình vận tải trong đô thị và từ trung tâm đô thị đến các huyện thị thuộc tỉnh, thành phố, từ các đô thị đặc biệt đến các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp; Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hướng cung cấp dịch vụ xe buýt thuận tiện, phù hợp với nhu cầu đi lại của đa số người dân (bao gồm số lượt xe buýt chạy trong ngày, thời gian mở tuyến và đóng tuyến, bố trí điểm dừng đón, trả khách phù hợp, phát hành các loại vé đi xe buýt thuận tiện sử dụng) để khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, tạo tiền đề cho việc hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông khi đô thị ngày càng phát triển.
Xây dựng mạng lưới tuyến hợp lý, bảo đảm thuận lợi cho việc đi lại của người dân theo hướng phát triển tuyến xe buýt đến các trung tâm các huyện, thị xã, các khu công nghiệp thuộc tỉnh, thành phố; Nâng cao chất lượng phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, bảo đảm đầu tư phương tiện phù hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và nhu cầu đi lại của người dân; Khuyến khích các tỉnh, thành phố đầu tư phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường; Áp dụng công nghệ mới trong việc quản lý và điều hành hoạt động xe buýt, đảm bảo điều chỉnh hợp lý và giám sát dịch vụ xe buýt.
Xe buýt tại Cà Mau ngày càng được người dân lựa chọn làm phương tiện đi lại - ảnh Thiên Ân.
Theo quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đến năm 2020, Mục tiêu chung quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đồng bộ và tương thích giữa các loại hình vận tải trong đô thị từ tỉnh đến trung tâm các huyện, xã, thị trấn và đến một số thị trấn của các tỉnh lân cận.
Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hướng cung cấp dịch vụ xe buýt thuận tiện, phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân để khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, góp phần giảm số lượng phương tiện cá nhân tham gia giao thông, hạn chế tai nạn giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường và văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng mạng lưới tuyến hợp lý, bảo đảm thuận lợi cho việc đi lại của người dân theo hướng phát triển tuyến xe buýt đến trung tâm các huyện, thị xã, các khu công nghiệp, khu du lịch, hệ thống trường học...
Nâng cao chất lượng phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, bảo đảm đầu tư phương tiện phù hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và nhu cầu đi lại của người dân; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia phát triển vận tải hành khách công cộng đầu tư phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường.
Áp dụng công nghệ mới trong việc quản lý và điều hành hoạt động xe buýt, đảm bảo điều chỉnh hợp lý và giám sát dịch vụ xe buýt.
Theo quyến hoạch đến 2020: Mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh đáp ứng 10% nhu cầu đi lại, tương ứng với tổng số lượng xe buýt có 172 xe; số lượng hành khách xe buýt đạt khoảng 110.965 hành khách/ngày (40,5 triệu hành khách/năm).
Tổng số xe buýt hoạt động trên toàn mạng lưới là 13 tuyến, trong đó có 3 tuyến liên tỉnh, 10 tuyến nội tỉnh với tổng chiều dài gần 642 km.
Từ khi tuyến xe buýt thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) - thành phố Cà Mau được vận hành, việc đi lại của người dân địa phương ngày càng thuận tiện hơn - ảnh Nam Phương
Ngoài mạng tuyến hiện hữu đến năm 2020 đầu tư mở mới thêm 02 tuyến liên tỉnh liền kề và 05 tuyến nội tỉnh, cụ thể như sau:
- Tuyến Thới Bình - Vĩnh Thuận
- Tuyến Cà Mau - Tam Giang - Tuyến Cà Mau - Đá Bạc ; Tuyến Cái Nước - Phú Mỹ
- Tuyến Năm Căn - Đất Mũi - Tuyến Năm Căn - Sông Đốc
Tại các bến tàu: cần đảm bảo sự kết nối của giao thông công cộng đường sông với xe buýt, taxi, xe ôm và xe cá nhân. Bến đa chức năng: Bố trí các vị trí đỗ xe ô tô và xe cá nhân, với diện tích tối thiểu 100 m2 và kết hợp nhà chờ xe buýt ở ngay bến; Bến lên xuống của hành khách: Bố trí nhà chờ xe buýt gần bến (<50m).
Theo quy hoạch tại các bến xe: cần xem xét bố trí các điểm đỗ xe cá nhân và các loại hình giao thông công cộng bổ trợ. Điểm đậu, đỗ xe cần phải có các vị trí đậu, đỗ cho các loại hình bổ trợ và xe cá nhân, với diện tích tối thiểu 500 m2. Bến đầu, cuối: Đề xuất xây dựng bãi đỗ xe cá nhân với diện tích khoảng 50-100m2.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 là 106,59 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư phương tiện là 99 tỷ đồng; vốn đầu tư trạm dừng, nhà chờ là 7,59 tỷ đồng.
Nhà nước có chính sách chỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đầu tư phương tiện xe buýt, ưu đãi về thuế và lệ phí, cho phép kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ. Tổ chức đấu thầu và lựa chọn doanh nghiệp khai thác tuyến. Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng đi xe buýt.
Nam Phương