Quang cảnh buổi Đại lễ Cầu siêu.

 Tham gia Đại lễ Cầu siêu có hơn 400 đại biểu và tăng nhi, phật tử, gia đình của nạn nhân tử vong do TNGT ở các huyện, thành phố về dự.“Tưởng nhớ người đi- Vì người ở lại” là thông điệp xuyên suốt chương trình đại lễ cầu siêu các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông.

 Mở đầu buổi Lễ Cầu siêu, Ban Tổ chức chiếu phim Nổi đau TNGT, phản ánh về nguyên nhân, hậu quả, nổi đau của TNGT để lại cho nhiều gia đình và xã hội.Bao trùm bầu không khí tĩnh lặng, cảm xúc lắng đọng,nhiều người không cầm được nước mắt trước những hoàn cảnh gia đình gánh chịu nổi đau do TNGT cướp mất đi những người yêu thương nhất của gia đình mình.

Tại buổi lễ, Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Giám đốc Sở GTVT Cà Mau, thành viên Ban ATGT tỉnh cho biết  Năm An toàn giao thông 2016 là năm thứ 5, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức các hoạt động tưởng niệm các nạn nhân tử nạn giao thông trên toàn quốc, trong đó có Lễ Cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông.

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, ở nước ta cứ mỗi ngày, t­ai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của hơn 25người và có hàng trăm người bị thương tật lâm vào cảnh tàn phế suốt đời. Riêng tỉnh Cà Mau trong 9 tháng năm 2016 đã xảy ra 65 vụ tai nạn giao thông, làm chết 36 người, bị thương 82 người; ngoài ra còn xảy ra trên 200 vụ va chạm giao thông. Tai họa ấy đã mang đến sự đớn đau tột cùng cho hàng trăm gia đình người Việt Nam mỗi ngày và là nỗi ám ảnh kinh hoàng của cộng đồng, xã hội. Đau lòng hơn, là phía sau cái chết của những nạn nhân tử vong, trong ánh nhìn tuyệt vọng của những nạn nhân không còn khả năng lao động là những em nhỏ mất đi cơ hội đến trường, những bậc cha, mẹ không còn nơi nương tựa. Hậu quả của những vụ tai nạn là nguy cơ đói nghèo, là xói mòn những thành quả phát triển kinh tế mà cả dân tộc đang gắng sức thực hiện, là sự sợ hãi lan tỏa trong cộng đồng, làm tổn thương nghiêm trọng hình ảnh đất nước Việt Nam yên bình, thân thiện trong mắt bạn bè, đối tác.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Giám đốc Sở GTVT, thành viên Ban ATGT tỉnh phát biểu tại buổi Lễ Cầu siêu.

Ông Nguyễn Thanh Sơn cũng khẳng định đây là sự kiện đặc biệt, là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót đối với những người xấu số vì tai nạn giao thông; bày tỏ sự chia sẻ mất mát, chia sẽ gánh nặng với người thân, bạn bè các thành viên trong cộng đồng, hãy làm tất cả những gì có thể để giao thông ở đất nước chúng ta ngày càng phát triển theo hướng văn minh an toàn; hãy sống có ý thức, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, đồng thời chung tay chia sẽ những tổn thất, mất mát của các nạn nhân, gia đình nạn nhân bị tai nạn giao thông. Đây cũng là cơ hội để mỗi chúng ta nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè về sự trân quý không gì so sánh được của cuộc sống và hãy làm tất cả những gì có thể để góp phần tạo ra một môi trường giao thông an toàn cho bản thân và cho xã hội, đồng thời chung ta chia sẻ những tổn thất, mất mát của các nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông.

Cũng thông qua buổi lễ, Ông Nguyễn Thanh Sơn cũng bày tỏ tri ân sâu sắc Ban Trị sự phật giáo tỉnh, Chùa Kim Sơn và hàng trăm tăng ni đã tổ chức và hỗ trợ thực hiện nghĩa cử nhân văn, cao đẹp này. Hy vọng rằng, trong tương lai, ngày càng có nhiều hơn nữa các hoạt động tích cực phối hợp giữa Ban An toàn giao thông tỉnh và Ban Trị sự phật giáo tỉnh vì mục đích chung đó là xây dựng “Đất nước hòa bình, chúng sinh an lạc”.

Theo Đại đức Thích Phước Nguyên, Uỷ viên Thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong 4 điều khó mà bậc Đại Giác đã chỉ dạy, điều khó nhất chính là tìm được thân người “Một cây kim nhỏ xíu chìm sâu dưới đáy biển, chúng ta có thể tìm lại được, nếu thân người để mất đi rồi, muốn tìm lại được thì khó gấp trăm ngàn lần muốn tìm cây kim dưới đáy biển”. Ông cho rằng khi được thân người là một phúc đức, nếu có thân tướng tốt đẹp phúc hậu trang nghiêm trọn vẹn, không có khuyết tật nào đó cũng là hạnh phúc không gì sánh kịp. Chúng ta mai mắn lắm mới có thể được một thân người, vì vậy phải sống cho thật ý nghĩa của một đời người, hãy trân quý sức khoẻ, cống hiến tài năng của mình để làm những việc có ích cho xã hội, bản thân và gia đình.

Đại đức Thích Phước Nguyên, Uỷ viên Thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phát biểu tại Lễ Cầu siêu.

Theo lẽ thường khi sinh ra, cha mẹ phải mất 30 năm nôi dưỡng, giáo dục để tạo ra một con người hoàn chỉnh, có đầy đủ tài năng để tạo dựng sự nghiệp, xây dựng hạnh phúc và công hiến cho xã hội, nhưng khi lâm vào hoàn cảnh TNGT thì bao nhiêu mơ ước, hoài bão sẽ tan thành mây khói, đau đớn tột cùng, không có gì bù đấp được. TNGT, chúng ta không nên đỗ thừa do nhân quả, số phận mà do chính con người chúng ta tạo nên, nếu chấp hành đúng pháp luật về an toàn giao thông thì sẽ không xảy ra TNGT.

Thay mặt Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt nam, Đại đức Thích Phước Nguyên kêu gọi mọi người hãy thật sự tĩnh tâm, không nôn nóng, vội vã khi tham gia giao thông. Phải thấy rõ mạng sống giá trị tuyệt đối không có gì so sánh được. Phải thấy rõ công lao cha mẹ là quá to lớn, do vậy phải biết giữ gìn thân mạng mình để đáp đền công ơn sinh thành, dưỡng dục. Phải hiểu rõ tôn trọng pháp luật về an toàn giao thông chính là giữ gìn sinh mạng của mình và mọi người.

Bà Dương Tuyết Hoa, đại diện cho gia đình có người thân tử vong do TNGT, phát biểu cảm tưởng tại buổi lễ

Trong không khí ấm áp tình người sau TNGT, bà Dương Tuyết Hoa, đại diện cho gia đình có người thân tử vong do TNGT chia sẻ: “Trong hoàn cảnh mất mát đau thương của gia đình có người thân tử vong do TNGT, được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, tình làng, nghĩa xóm đã giúp gia đình gượng dậy trong khó khăn và đau khổ; được Đảng và Nhà nước quan tâm tổ chức lễ cầu siêu cho con em chúng tôi, đây là việc làm mang tính nhân văn cao đẹp, có ý nghĩa động viên hết sức lớn lao đối với gia đình chúng tôi. Chúng tôi sẽ cố gắng vượt qua nổi đau, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và tuyên truyền vận động mọi người chấp hành tốt pháp luật khi tham gia giao thông, để mỗi ngày có ít đi những gia đình phải gánh chịu nổi đau do TNGT gây ra”.

Nghi thức Đại lễ Cầu siêu

Bà Hoa bộc bạch thêm, sau khi xem phim TNGT, mỗi một vụ TNGT là một bài học cảnh báo đối với người tham gia giao thông. Đừng vì một phút bất cẩn chủ quan, háu thắng mà phải trả giá cả cuộc đời, người bị TNGT thì bị tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn, người gây tai nạn sẽ bị vướng vào vòng lao lý. Cả người bị TNGT lẫn người gây tai nạn đều bị thiệt hại. Vì vậy, mỗi người có ý thức hơn khi tham gia giao thông sẽ góp phần đẩy lùi TNGT, khi đó sẽ không còn những gia đình phải gánh chịu nổi đau mang tên TNGT.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Diệp Giám đốc Cty TNHH TMVT Giáp Diệp trao quà hỗ trợ cho gia đình nạn nhân TNGT.

Chia sẻ với những khó khăn, mất mát, đau thương của gia đình bị TNGT, Cty TNHH TMVT Giáp Diệp trao 10 phần quà tài trợ cho 10 gia đình có người thân bị TNGT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mỗi phần quà trị giá 500.000 đồng. Bà Nguyễn Thị Mỹ Diệp, Giám đốc Công ty bày tỏ: “Là một doanh nghiệp vận tải hành khách, trong nhiều năm qua công ty luôn quan tâm, chia sẻ với những gia đình có người thân bị TNGT, mỗi khi Ban ATGT kêu gọi giúp đỡ gia đình bị TNGT có hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Ngoài việc tận tâm phục vụ hành khách đi xe, công ty chúng tôi luôn giáo dục nhắc nhỡ đội ngũ lái xe phải đặt công tác đảm bảo an toàn giao thông lên hàng đầu, có như vậy mới góp phần cùng với cả nước làm dừng, làm giảm TNGT”.

Thả đèn hoa sen cầu nguyện

Kết thúc Lễ Cầu siêu, các đại biểu, tăng ni, phật tử thả đèn hoa sen xuống sông, cầu nguyện cho hương hồn người bị tử vong do TNGT sớm được siêu sanh./.

Hà Giang