Theo Báo cáo của Ban ATGT tỉnh Cà Mau, 02 tháng đầu năm 2018 toàn tỉnh xảy ra 11 vụ, làm chết 10 người, bị thương 09 người. Số vụ (11/22) giảm 11 vụ, giảm 50%; số người chết (10/04), tăng 06 người, tăng 150%; số người bị thương (09/34) giảm 25 người, giảm 73,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trong Cao điểm Tết Nguyên đoán Mậu Tuất 2018 đã  xảy ra 04 vụ, chết 05 người, bị thương 04 người. Giảm 04 vụ (04/08), giảm 50%, chết tăng 05 người (05/0), tăng 100%, bị thương giảm 09 người (04/13), giảm 69,23%. Trong đó xảy ra 01 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình làm chết 03 người, bị thương 01 người.

Hầu hết các vụ tai nạn giao thông xảy ra phần lớn là do ý thức của người tham gia giao thông, điển hình là: Vi phạm quy tắc tránh vượt, chuyển hướng sai quy định,Phần đường, làn đường, chạy quá tốc độ,...

Triển khai thực hiện Công điện số 1882/CĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất và lễ hội Xuân năm 2018. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch số 139/UBND-KH ngày 29 tháng 12 năm 2017, về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất và lễ hội Xuân năm 2018. Trên cơ sở đó, các đơn vị, địa phương trong tỉnh đều xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, phục vụ tốt nhu cầu đi lại và bảo đảm an toàn giao thông cho nhân dân vui xuân đón Tết.Ban An toàn giao thông tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra đi kiểm tra thực tế về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trước, trong, sau Tết của các đơn vị, địa phương. Các lực lượng chức năng đảm bảo 100% quân số phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong suốt thời gian cao điểm phục vụ Tết.

Trên cơ sở chương trình, kế hoạch bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2018 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và tình hình thực tế tại địa phương, Trưởng ban An toàn giao thông tỉnh ký ban hành Kế hoạch số 01/KH-BATGT ngày 13 tháng 02 năm 2018 về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2018, đồng thời ban hành Kế hoạch số 02/KH-BATGT ngày 13 tháng 02 năm 2018 về phát động phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2018.

Đầu năm 2018, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau ký cam kết trách nhiệm về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2018, trong đó phải giảm tai nạn giao thông từ 5-10% cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương, giảm tỷ lệ thương vong do tai nạn giao thông đối với trẻ em 10% so với năm 2017; trên địa bàn không có xe quá tải, xe hợp đồng trá hình, bến dù, bến cóc hoạt động.

Ban An toàn giao thông tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Lễ hội Nghinh Ông tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Tết Cổ truyền Tết Tết Chôl Chnăm Thmay của đồng bào dân tộc Khmer năm 2018, diễn ra vào các ngày 14, 15, 16 tháng 4 năm 2018 (nhằm ngày 29, 30/02 và 01/3 năm Mậu Tuất).

Nhìn chung, ngay từ đầu năm Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo sâu sắc, quyết liệt công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, xác định những điểm nóng, địa bàn trọng điểm để tập trung chỉ đạo. Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, địa phương trong công tác chỉ đạo, điều hành về an toàn giao thông.

Về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông được quan tâm, thực hiện có chiều sâu, nội dung tuyên truyền được lồng ghép vào các cuộc sinh hoạt chi, tổ, hội của đoàn thể cấp cơ sở. Bên cạnh đó, tỉnh quan tâm, chú trọng tuyên truyền an toàn giao thông trên báo chí, sóng phát thanh – truyền hình. Hiện nay tỉnh có 06 chương trình tuyên truyền an toàn giao thông trên sóng phát - thanh truyền hình, đặc biệt có Chương trình “Tìm hiểu An toàn giao thông trên sóng truyền hình” thông qua Hộp thư tin nhắn 8288, phát hàng ngày; tuyên truyền trên Website của Ban An toàn giao thông tỉnh,...Bằng hình thức tuyên truyền này đã thu hút, tuyên truyền đến từng người dân, qua đó làm chuyển biến nhận thức của người tham gia giao thông.

Trong dịp Tết Nguyên đán Ban An toàn giao thông đã treo 300 băng rôn và in 200.000 tờ rơi tuyên truyền về an toàn giao thông. Các lực lượng chức năng kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật đồng thời nhắc nhở 1.662 hộ mua bán lấn chiếm lòng, lề đường; tổ chức phát thanh lưu động 12 cuộc về Luật giao thông đường bộ tại khu vực đông dân cư, chợ; tuyên truyền Luật giao thông đường thủy nội địa và Nghị định số 132/2015/NĐ-CP, ngày 25/12/2015 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, đường thủy nội địa cho hơn 2.121 lượt người, tuyên truyền trực tiếp cho 52 chủ bến khách, 106 phương tiện thủy nội địa; tuyên truyền người tham gia giao thông trên phương tiện thủy phải mặc áo phao cứu sinh,...cho 1.320 lượt người tham gia giao thông.

                Về Công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát đường thủy, Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội kết hợp với Công an các địa phương tiếp tục thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát vào ban đêm, tăng cường lực lượng ứng trực 24/24 ở những tuyến đường trọng điểm, đã thực hiện 5.203 ca, có 24.366 lượt CBCS tham gia.

       Thanh tra Giao thông vận tải kết hợp cùng các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra tại các đầu bến; kiểm tra xử lý phương tiện vượt quá tải trọng cầu đường, các hành vi xâm hại đến công trình giao thông.

       Kết quả:lập biên bản 11.108 trường hợp vi phạm; xử phạt 7.943 trường hợp; số tiền trên 6,5 tỷ đồng, Tước (có thời hạn): 714 GPLX, tạm giữ: 2.572 phương tiện, tước Phù hiệu: 01 phương tiện.

Qua phân tích, đánh giá của 02 tháng đầu năm 2018 công tác bảo đảm TT ATGT có những thuận lợi cơ bản như:

- Sự chỉ đạo toàn diện, quyết liệt, thường xuyên và kịp thời của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương đã tạo nên sự đồng thuận của nhân dân về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

- Các cơ quan báo, đài trong tỉnh và địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông; phản ánh kịp thời tình hình tai nạn giao thông trong các dịp cao điểm, cảnh báo nguy cơ tai nạn giao thông, hướng dẫn người dân các biện pháp tham gia giao thông an toàn và phòng tránh tai nạn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức điều hành đồng bộ các giải pháp, sự phối hợp chặt chẽ đồng thời phân định rõ nhiệm vụ đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, gắn với trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức gương mẩu chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.

Tuy nhiên, về mặt khách quan, tỉnh còn có những khó khăn, vướng mặc như:

        - Tình hình tai nạn giao thông tăng trong thời gian qua do ảnh hưởng các yếu tố :Thứ nhất: phần lớn tai nạn đường bộ xảy ra trên tuyến quốc lộ, vào thời điểm giáp Tết nguyên đán, mật độ phương tiện, nhất là xe mô tô, xe gắn máy tăng lên gấp 6 – 7 lần ngày thường, trong khi quốc lộ 1 là đường độc đạo đi về 04 huyện trong tỉnh, mặt đường hẹp nên dễ dẫn đến tai nạn giao thông. Thứ hai: do phong tục, tập quán vào những ngày vui xuân, đón Tết người dân thường uống rượu, bia nên dẫn đến tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia chiếm tỷ lệ khá cao. Thứ ba: Do địa bàn tương đối rộng, lực lượng mỏng nên công tác tuần tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng không thể bao quát hết địa bàn, nhất là các tuyến đường giao thông nông thôn, đặc biệt là đối với đường thuỷ nội địa.

- Tỷ lệ tai nạn giao thông trên tuyến quốc lộ vẫn còn ở mức cao (55,6%), liên quan trực tiếp đến ý thức người điều khiển phương, điển hình là vi phạm nồng độ cồn, tốc độ, phần đường, làn đường.

- Phương tiện mô tô, xe gắn máy tăng nhanh (tỷ lệ tăng hàng năm từ 15 – 20%), trong khi kết cấu hạ tầng đường bộ phát triển chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu gia tăng phương tiện hiện nay.

- Hiện nay tình trạng người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn ở khu vực nông thôn khá nhiều, trong khi thẩm quyền của Công an xã không được xử lý vi phạm (theo quy định tại khoản 4, điều 7, Thông tư số 47/2011/TT-BCA của Bộ Công an), do đó tai nạn giao thông có liên quan đến nồng độ cồn khu vực nông thôn trong thời gian tới diễn biến phức tạp.

- Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, người điều khiển xe gắn máy không cần có giấy phép lái xe, nên hiện nay lượng xe gắn máy (dưới 50 cm3) tăng rất nhanh, người điều khiển xe không am hiểu pháp luật, cũng như thiếu kỹ năng lái xe, trong khi Bộ GTVT chưa có chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về an toàn giao thông theo quy định của Luật giao thông đường bộ cho người điều khiển xe gắn máy. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông cao.

- Chế tài xử lý xe hợp đồng trá hình theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 25/6/2016 của Chính phủ còn thấp, mức phạt trung bình từ 800.000 – 1.500.000 đồng nên chưa đủ sức răn đe đối với chủ phương tiện. Việc xử lý tước phù hiệu xe hợp đồng trá hình theo Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ Giao thông vận tải còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là phương tiện vi phạm do tỉnh khác quản lý, khi Sở GTVT Cà Mau có văn bản đề nghị tước phù hiệu thì tỉnh quản lý phương tiện không tước, nên phương tiện tiếp tục tái phạm và tỉnh rất khó xử lý dứt điểm xe hợp đồng trá hình.

- Hiện nay các lực lượng chức năng chưa có phần mềm phục vụ cho công tác xử lý vi phạm hành chính, nên bộ phận ra quyết định xử phạt, thống kê, tổng hợp,...phải có nhiều người thực hiện, trong khi tình hình biên chế còn khó khăn, dẫn đến quân số trực tiếp làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát còn hạn chế.

- Kết cấu hạ tầng các tuyến quốc lộ, đoạn đi qua địa bàn tỉnh chưa hoàn chỉnh, điển hình:

+ Tuyến quốc lộ 1, mặt đường hẹp, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông cao; tỉnh nhiều lần đề xuất lắp đặt dải phân cách các đoạn đường cong để hạn chế tai nạn giao thông, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.

+ Đường Hành lang ven biển phía Nam, đường vào cầu của một số cầu trên tuyến bị lún, chưa sửa chữa kịp thời, gây mất an toàn giao thông.

+ Đường Hồ Chí Minh, đoạn Năm Căn – Đất Mũi: một số đoạn mặt đường bị bong chóc, hư hỏng, đường vào cầu của một số cầu trên tuyến bị lún, chưa khắc phục, sửa chữa kịp thời. 

- Hiện nay vận tải hàng hóa bằng đường thủy vi phạm về tải trọng khá nhiều, nhưng chưa có chế tài và nơi để bốc dỡ hàng hóa để hạ tải. Mặc khác, chưa có quy định về tạm giữ phương tiện thủy vi phạm (nơi tạm giữ phương tiện, phí lưu kho tạm giữ), nên gặp khó khăn trong quá trình xử lý vi phạm.

Để tháo gỡ khó khăn cho công tác bảo đảm TT ATGT trong thời gian tới, tỉnh Cà Mau kiến nghị Đoàn công tác:

- Bộ GTVT sớm triển khai nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1, đoạn đi qua địa bàn tỉnh. Trước mắt, đề nghị Bộ GTVT sớm cho lắp đặt dải phân cách các đoạn đường cong trên tuyến; duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông các cầu trên tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam, đường Hồ Chí Minh.

- Bộ GTVT sớm ban hành chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ cho người điều khiển phương tiện dưới 50 cm3 để địa phương triển khai thực hiện.

- Bộ Công an nghiên cứu đề xuất Chính phủ quy định việc hạ tải phương tiện chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, đồng thời quy định chế tài tạm giữ phương tiện thủy nội địa vi phạm.

- Cục Cảnh sát giao thông xem xét, cho ý kiến việc sử dụng phần mềm xử lý vi phạm giao thông, nhằm giảm bớt số lượng cán bộ làm công tác xử lý vi phạm hành chính để tăng cường quân số tuần tra, kiểm soát trên đường.

Thay mặt Đoàn công tác của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách đánh giá cao nổ lực của tỉnh Cà Mau trong công tác bảo đảm TT ATGT trong thời gian qua, mặt dù tỷ lệ phần trăm tai nạn giao thông tăng cao, nhưng số người chết do tai nạn giao thông của tỉnh thuộc diện thấp nhất cả nước. Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chia sẽ những khó khăn, đặc thù của địa phương, sẽ báo cáo với Chính phủ và các ngành hữu quan để giải quyết những kiến nghị về đầu tư, mở rộng kết cấu hạ tầng giao thông theo kiến nghị của tỉnh, đồng thời lưu ý với tỉnh tập trung những giải pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông trong thời gian tới:

- Tiếp tục triển khai sâu rộng Chỉ thị 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư, Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ, Kế hoạch số 40/KH-TU ngày 10/12/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chương trình hành động số 02/Ctr-UBND ngày 28/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản của bộ, ngành và UBND tỉnh về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung Cam kết trách nhiệm giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Gắn kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông với trách nhiệm của người đứng đầu của ngành, của địa phương và của đơn vị.

 - Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; đưa công tác tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông đến tận các xóm, ấp. Chú trọng tuyên truyền, giáo dục về văn hoá giao thông, tác hại của việc sử dụng rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện, quy định về đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, vận động người dân mặc áo phao, sử dụng dụng cụ cứu sinh khi đi phương tiện thuỷ, các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông cho trẻ em. Tăng cường tuyên truyền trực quan, sử dụng thông điệp, pa nô, áp phích, tờ rơi, băng rôn,... Đồng thời, phát huy hiệu quả truyền thông qua hệ thống thông tin đài truyền thanh xã, phường, khóm, ấp.

 - Tăng cường công tác kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tập trung các lỗi là nguyên nhân gây tai nạn và ùn tắc giao thông như: vi phạm quy định về tốc độ, nồng độ cồn; đi sai phần đường, làn đường; không đội mũ bảo hiểm; dừng đỗ xe trái quy định. Tăng cường công tác kiểm tra trên các tuyến, luồng phức tạp, bến khách ngang sông, bến tàu chở khách du lịch;… xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thôngvới tinh thần thực hiện nghiêm minh, công bằng và không có ngoại lệ, không loại trừ bất kỳ ai.

- Tăng cường công tác quản lý vận tải hành khách, định kỳ kiểm tra sức khỏe các lái xe khách, quản lý chặt chẽ phương tiện ở bến đi, bến đến, ngăn chặn kịp thời lái xe uống rượu, bia trước khi lái xe, lái liên tục quá thời gian quy định,…

- Tập trung cho việc duy tu, sửa chữa các hư hỏng mặt đường, cọc tiêu, biển báo hiệu trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường xã đảm bảo giao thông được thông suốt, an toàn. Đẩy nhanh tiến độ, siết chặt quản lý chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông; rà soát, lắp đặt hệ thống biển báo giao thông phù hợp với quy định; thường xuyên rà soát và khắc phục kịp thời các điểm mất an toàn giao thông.

- Tập trung giải tỏa dứt điểm vật chướng ngại trên các tuyến sông, đảm bảo luồng chạy tàu được thông thoáng, an toàn.

Huỳnh Anh