Khẩu hiệu lái xe an toàn, tính mạng con người là trên hết luôn nhắc nhỡ các lái xe khách. Ảnh minh hoạ.

Trả lời

Theo chương trình đào tạo giấy phép lái xe ô tô của Tổng cục đường bộ Việt Nam, có tổ chức giảng dạy riêng môn đạo đức người lái xe. Theo đó, có 08 tiêu chí cơ bản về đạo đức, nghề nghiệp của người lái xe của người kinh doanh vận tải bằng ô tô như sau:

1. Luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Yêu xe như yêu con, Quý xăng như quý máu”

- Ngưới lái xe có yêu xe như con thì mới bảo quản, giữ gìn xe tốt; bảo dưỡng đúng định kỳ để xe được sử dụng lâu dài; kiểm tra, chuẩn bị xe chu đáo để đi đến mọi nơi, về đến chốn, đảm bảo an toàn và đúng thời gian.

- Quý xăng như quý máu là thể hiện đức tính tiết kiệm, người lái xe biết cách điều khiển xe như thế nào để tiết xăng nhất mà vẫn không thay đổi về thời gian, làm tăng hiệu quả kinh doanh vận tải.

2. Nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến trật tự an toàn giao thông và kinh doanh vận tải, tự giác chấp hành đúng các quy định đó. Đối với người lái xe, trong quá trình lái xe thực hiện nhiệm vụ, tham gia giao thông thường có liên quan đến các quy định về an toàn giao thông, do đó chấp hành tốt các quy định của pháp luật là vừa đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác.

3. Có thái độ thân thiện, hợp tác sẳng sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong mọi hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.

4. Có mối quan hệ đúng mức, nghiêm túc với người thi hành công vụ, có thái độ tôn trọng, cầu thị, nếu sai nhìn nhận sửa sai, chấp hành xử phạt. Nếu đúng thì trình bày, giải thích rõ ràng; không tiếp tay cho tiêu cực, phải có thái độ đấu tranh chống tiêu cực.

Hành động dũng cảm của tài xế Phan Văn Bắc đã cứu xe khách 29 chổ mất thắnglao dốc, xảy ra tại Đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng.

5. Tôn trọng người tham gia giao thông đường bộ và ý thức bảo vệ môi trường.

Khi tham gia giao thông lái xe phải biết nhường nhịn, tôn trọng các xe khác trên đường, phải tuyệt đối đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác khi tham gia giao thông; sử dụng còi trong trường hợp cần thiết, không bấm còi to khi đi qua khu dân cư, trường học, bệnh viện; không phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn đường, chèn ép xe máy; không sử dụng đèn chiếu xa khi tránh nhau vào ban đêm, khu dân cư. Khi hặp người bị nạn phải có trách nhiệm giúp đỡ, cứu chữa họ.

6. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm với hành khách và khách hàng.

7. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm xây dựng đối với doanh nghiệp.

8. Tu dưỡng, rèn luyện bản thân, có lối sống lành mạnh, khiêm tốn, có văn hoá, có tác phong làm việc công nghiệp, không tham gia vào các tệ nạn xã hội.

Như vậy, khi đào tạo một lái xe ô tô, người học phải trải qua rất nhiều môn học, trong đó môn đạo đức người lái xe là môn học bắt buộc. Tuy nhiên, khi lái xe tham gia giao thông trên đường nhiều tài xế quên mất “đạo đức” cơ bản nhất mà mình đã học nên thường xuyên phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn,...do đó, cần có sự tuyên truyền, giáo dục thường xuyên của xã hội, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm phải thật nghiêm khắc để răn đe, nâng cao ý thức tự giác của lái xe.

Mến chào bạn!

Khánh Ngọc