Mẹo vệ sinh mũ bảo hiểm tại nhà.

Ngoài việc bảo vệ phần đầu khi va chạm giao thông thì đó không phải là tất cả những gì mũ bảo hiểm làm được. Chúng còn bảo vệ người đội khỏi việc bị ma sát trên đường khi tai nạn, giữ cho khuôn mặt lành lặn và chúng hấp thụ tất cả các tác động nhỏ từ những con côn trùng cho đến những viên sỏi,...bay ngang mặt. Ở bên trong, lớp đệm của chúng giúp tạo thoải mái bằng cách thấm mồ hôi và cố gắng hết sức để hạn chế tiếng ồn, bảo vệ thính giác của người lái.​


Chính tác dụng đặc biệt như vậy, chủ nhân cần phải chăm sóc cho chiếc mũ bảo hiểm của chính mình bằng cách nên được làm sạch và đánh bóng thường xuyên. Cần đặc biệt chú ý đến các bề mặt mỏng manh, đặc biệt là tấm che mặt và lớp lót hấp thụ dầu và mồ hôi, tất cả điều đó có thể giữ cho mũ bảo hiểm trông đẹp và thơm trong nhiều năm, kéo dài thời gian sử dụng của món đồ bảo hộ quan trọng và đắt tiền mà nhiều anh em sở hữu.

Vệ sinh bên ngoài

Khi nói đến việc vệ sinh bên ngoài mũ bảo hiểm, có hai cấp độ làm sạch. Đầu tiên là vệ sinh / lau chùi nhanh chóng sau khi sử dụng. Thứ hai, sẽ được gọi là làm sạch chuyên sâu và thực hiện một vài lần trong một năm.


Để giữ cho mũ bảo hiểm luôn sạch sẽ và không cho các vết bẩn cứng bám lại trên bề mặt mũ bảo hiểm, chúng ta nên vệ sinh nhanh chóng sau khi đi xe. Thông thường, chỉ cần làm ướt một chiếc khăn giấy hoặc vải sợi nhỏ và lau xung quanh mũ trong một hoặc hai phút là đủ để làm mềm các vết bẩn. Sau đó, sử dụng một hoặc hai miếng vải / khăn khô để chà nhẹ lên bề mặt cho đến khi nó sáng bóng.

Đặc biệt không sử dụng hóa chất mạnh, cụ thể như nước rửa cửa sổ và xà phòng rửa bát quá mạnh để sử dụng cho mũ bảo hiểm. Vì chất tẩy rửa cửa sổ có thể làm khô và đẩy nhanh quá trình lão hóa bề mặt mũ bảo hiểm. Nên tìm hiểu chất tẩy rửa phù hợp với những chiếc mũ đắt tiền mà anh em đang sở hữu.


Nếu mũ bảo hiểm của anh em cực kỳ bẩn, chẳng hạn như mũ bảo hiểm địa hình dính đầy bùn, đừng ngại rửa nó dưới vòi nước chảy để xả sạch những phần bụi bẩn lớn nhất. (lưu ý tháo gỡ các thiết bị điện tử đi kèm).

Dùng vải sợi nhỏ ngâm trong nước và dung dịch xà phòng nhẹ (dầu gội dành cho trẻ em rất tốt), lau sạch bụi bẩn. Ngoài ra có thể loại bỏ vết bẩn bị kẹt trong lỗ thông hơi hoặc miếng bịt kín bằng bàn chải đánh răng lông mềm hoặc bông ráy tai. Khi bề mặt mũ bảo hiểm đã sạch, hãy lau khô bằng vải sợi nhỏ sạch.

Tấm che mặt cần được xử lý đặc biệt 

Tấm che mặt được xử lý đặc biệt là vì một số nhà sản xuất sử dụng các lớp phủ đặc biệt bên trong để ngăn sương mù và việc làm sạch tấm che này bằng các hóa chất mạnh có thể khiến nó trở nên vô dụng. Khi thời tiết ấm áp thì hãy thoa xà phòng nhẹ trên ngón tay của anh em, sau đó làm ướt tấm che mặt và làm sạch nó bằng cách chạm nhẹ nhất có thể. Rửa sạch bằng nước ấm và lau khô bằng vải sợi nhỏ.

Vệ sinh nội thất bên trong

Cách dễ nhất để làm sạch bên trong mũ bảo hiểm là tháo lớp lót và đệm (nếu có thể) và cho vào túi vải lưới. Sau đó đặt nó vào máy giặt và để ở chế độ giặt ngâm nhẹ nhất có thể. Sau khi giặt xong nên phơi khô tự nhiên trong không khí. Nếu nôn nóng, anh em hãy sử dụng quạt để thổi khô và đặc biệt không nên sử dụng máy sấy tóc vì nó có thể làm hỏng lớp keo giữ lớp lót và lớp đệm với nhau.


Nếu không thể tháo lớp lót mũ bảo hiểm, chúng ta vẫn có thể làm sạch nội thất, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn để làm khô. Anh em sẽ cần một miếng vải sạch và một bát nước ấm có xà phòng nhẹ. Loại bỏ bất kỳ thành phần lót nào mà anh em có thể. Ngoài ra, hãy loại bỏ bất kỳ thiết bị điện tử nào, chẳng hạn như hệ thống liên lạc. Sau đó, với vải xà phòng, bắt đầu chà từng phần bên trong mũ bảo hiểm. Sau khi làm sạch từng phần, hãy chà sạch bằng vải sạch thấm nước ấm sạch. Bước cuối cùng, làm sạch lớp lót bằng giẻ ướt sạch để loại bỏ hết xà phòng ra khỏi nón.​


Để làm khô bên trong mũ bảo hiểm, hãy ép lớp lót và đệm bằng vải khô sạch cho đến khi không còn nước chảy ra. Sau đó đặt mũ bảo hiểm ở nơi có không khí lưu thông tốt để làm khô. Các nhà sản xuất mũ bảo hiểm khuyến cáo không nên để chúng dưới ánh nắng mặt trời để đẩy nhanh quá trình phơi khô này. Thay vào đó, hãy đặt mũ bảo hiểm trước quạt để tăng luồng gió thổi qua mũ.

Cuối cùng, khuyên khích sử dụng chất tẩy rửa được sản xuất riêng cho mũ bảo hiểm để vệ sinh nội thất bên trong. Nhưng hãy cẩn thận, một số chất tẩy rửa chỉ dành cho bên ngoài. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng anh em đã chọn đúng loại chất tẩy rửa.

Nếu anh em thường xuyên chăm sóc bên trong và bên ngoài của mũ bảo hiểm, có thể giữ cho nó trông như mới trong nhiều năm. Mình chắc chắn không ai muốn chạy xe với một chiếc mũ bảo hiểm trông thô kệch và có mùi như tất cũ.​

Theo 2banh.vn