Hộp đen giúp việc quản lý phương tiện dễ dàng hơn

Mới đây, Bộ GTVT đã công bố lộ trình để các phương tiện kinh doanh vận tải (xe khách, xe tải, container, taxi…) lắp giám sát hành trình (GSHT) toàn bộ cho đến năm 2018. Hiện nay, các thiết bị GSHT hay còn gọi là "hộp đen" ô tô đang được áp dụng theo tiêu chuẩn QCVN31: 2014/BGTVT. Thêm nữa, hệ thống dữ liệu trung tâm ở các sở GTVT các tỉnh, thành phố và địa phương đã gần như thông suốt, điều này các cơ quan chức năng tăng cường tính năng giám sát phương tiện từ xa.

Theo quy chuẩn QCVN31: 2014/BGTVT đã ban hành, các thiết bị GSHT bắt buộc phải ghi nhận được những thông tin về chiếc xe và tài xế với đầy đủ thông tin gồm: Lộ trình, lịch trình di chuyển của xe, tốc độ vận hành trên đường, thời gian và số lần dừng xe/đỗ xe, thời gian đóng mở cửa xe, nếu xe tải sẽ là thời gian nâng hạ ben, và đặc biệt thời gian làm việc trong ngày của tài xế lái xe…

"Hộp đen" là gì?

Hộp đen là thiết bị được gắn trên các phương tiện như máy bay hay bây giờ là ô tô để có thể lưu trữ thông tin của phương tiện đó khi xe dừng đỗ hoặc đang di chuyển trên đường. Thiết bị GSHT được thiết kết phù hợp cho nhiều loại phương tiên khác nhau và sở hữu các chức năng khác nhau. Nhưng dù được thiết kế cho loại phương tiện nào thì theo quy định hộp đen vẫn phải đáp ứng được các chức năng căn bản theo quy định hiện hành của nhà nước

Tác dụng của hộp đen

Theo chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô, hộp đen được lắp trên các phương tiện giao thông sẽ định vị phương tiện để người dùng có thể truy cập vào điện thoại hay máy tính máy tính bảng được kết nối với internet để xem các thông tin mà thiết bị định vị gps truyền về. Qua đó, người dùng nắm được thông tin để nhằm quản lý những hoạt động của phương tiện của mình ở hiện tại hoặc quá khứ được lưu trữ trước đó.

Thiết bị này rất thiết thực nếu chủ xe là người kinh doanh phương tiện vận tải như cho thuê xe tự lái, taxi hay xe khách, hộp đen sẽ kiểm soát hành trình, định vị phương tiện giúp chủ xe dễ dàng quản lý hơn.

Ngày nay, với công nghệ phát triển, việc áp dụng hộp đen vào quản lý trong kinh doanh vận tải là điều mà doanh nghiệp nên làm. Nhiều hãng taxi sau khi lắp thiết bị giám sát hành trình cho taxi đã có thể nâng cao lợi nhuận lên rất nhiều nhờ quản lý được mọi hành trình của tài xế từ tài xế mới, nhiên liệu được kiểm soát dễ dàng hơn bao giờ hết.

Các lắp đặt hộp đen

Hiện nay, có khoảng 20 loại họp đen đạt chuẩn QCVN31: 2014/BGTVT với mức giá từ 3,15 triệu đồng (kèm 12 tháng cước dịch vụ). Nếu chủ xe muốn tự mình lắp đặt hộp đen thì những kinh nghiệm sau sẽ rất bổ ích.

Các bước thực hiện việc lắp đặt hộp đen trên ô tô:

Đầu tiên, người dùng cần chuẩn bị các dụng cụ thường dùng trong việc chăm sóc vào bảo dưỡng ô tô để lắp đặt hộp đen như: Kìm, đồng hồ đo điện hoặc đèn thử, băng dính, dây buộc, dạo dọc giấy… Tiếp đến, trước khi lắp đặt cần kiểm tra sản phẩm Smart Box SM 5.0 có đủ trang bị gồm: Ăng ten GPS, đầu đọc thẻ RFID, dây nguồn…

Bước tiếp đến, người lắp đặt cần tìm nguồn điện để đấu nối thiết bị trong khoang ca-bin xe gồm có nguồn dương và âm. Sau đó, đấu nối thiết bị. Việc này cần đấu cài dây hiện vào các dây nguồn vừa xác định, sau đó kết nối các phụ kiện gồm ăng-ten GPS, đầu đọc thẻ RFID và dây nguồn với nhau.

Sau đó, để thiết bị hoạt động thì người dùng cần liên lạc với nhà cung cấp GSHT để cài đặt thiết bị trên hệ thống gồm những thông tin bắt buộc như: Tên tài khoản, mật khẩu, biển số chiếc xe, số serie hộp đen, điện thoại người dùng… và khi đã cài đặt thì cần chạy thử thiết bị trên hệ thống giám sát tổng.

Cuối cùng, khi thực hiện đầy đủ những thao tác trên mới tiến hành lắp đặt dây cố định ăng-ten, đầu đọc thẻ sao cho phù hợp với không gian xe nhất.

theo banxehoi.vn.