Trả lời:
Theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014, quy định như sau:
1/ Chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên: 
- Chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy.
Chủ phương tiện, người thuê phương tiện có trách nhiệm bố trí đủ các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện và lập danh bạ thuyền viên theo quy định.
- Thuyền viên làm việc trên phương tiện phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam; 
+ Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm; 
+ Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.
2/ Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (GCNKNCM), chứng chỉ chuyên môn (CCCM)
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng có thời hạn 05 năm và được phân hạng như sau:
+ Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được phân thành hạng nhất, hạng nhì, hạng ba và hạng tư;
+ Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được phân thành hạng nhất, hạng nhì và hạng ba.
- Chứng chỉ chuyên môn bao gồm chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ chuyên môn đặc biệt.
+ Chứng chỉ nghiệp vụ: Chứng chỉ thủy thủ hạng nhất (TT1), hạng nhì (TT2); Chứng chỉ thợ máy hạng nhất (TM1), hạng nhì (TM2); Chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất (LPT1), hạng nhì (LPT2). (K4, Đ4 TT 56/2014/TT-BGTVT)
+ Chứng chỉ chuyên môn đặc biệt gồm: (K5, Đ4 TT 56/2014/TT-BGTVT)
        +) Chứng chỉ điều khiển phương tiện loại I tốc độ cao (ĐKTĐCI);
+) Chứng chỉ điều khiển phương tiện loại II tốc độ cao (ĐKTĐCII);
+) Chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển (ĐKVB);
+) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển (ATVB);
         +) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở xăng dầu (ATXD); 
        +) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở hóa chất (ATHC);
        +) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở khí hóa lỏng (ATKHL). 
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.
3/ Đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa: 
3.1 Đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng, máy trưởng: (Đ.22 TT 56/2014/TT-BGTVT)
- Thuyền viên có GCNKNCM thuyền trư¬ởng hạng nhất đ¬ược đảm nhiệm chức danh thuyền tr¬ưởng của các loại phư¬ơng tiện sau đây:
+ Tàu khách có sức chở trên 100 ngư¬ời;
+ Phà có trọng tải toàn phần trên 150 tấn;
+ Phư¬ơng tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 500 tấn;
+ Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn;
+ Phư¬ơng tiện không thuộc loại quy định nêu trên có tổng công suất máy chính trên 400 cv.
- Thuyền viên có GCNKNCM thuyền tr¬ưởng hạng nhì đư¬ợc đảm nhiệm chức danh thuyền tr¬ưởng của các loại ph¬ương tiện sau đây:
+ Tàu khách có sức chở từ trên 50 ng¬ười đến 100 ngư¬ời;
+ Phà có trọng tải toàn phần từ trên 50 tấn đến 150 tấn;
+ Ph¬ương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ trên 150 tấn đến 500 tấn;
+ Đoàn lai có trọng tải toàn phần từ trên 400 tấn đến 1000 tấn;
+ Phư¬ơng tiện không thuộc loại quy định tại nêu trên có tổng công suất máy chính từ trên 150 cv đến 400 cv.
- Thuyền viên có GCNKNCM thuyền tr¬ưởng hạng ba đ¬ược đảm nhiệm chức danh thuyền tr¬ưởng của các loại phư¬ơng tiện sau đây:
+ Tàu khách có sức chở từ trên 12 ng¬ười đến 50 ng¬ười;
+ Phà có trọng tải toàn phần đến 50 tấn;
+ Ph¬ương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ trên 15 tấn đến 150 tấn;
+ Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 400 tấn;
+ Ph¬ương tiện không thuộc loại quy định tại nêu trên có tổng công suất máy chính từ trên 15 cv đến 150 cv.
- Thuyền viên có GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau:
+ Phương tiện chở khách ngang sông có sức chở đến 50 người;
+ Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 50 tấn;
+ Phương tiện có công suất máy chính đến 50 cv.
- Thuyền viên có GCNKNCM thuyền tr¬ưởng hạng cao hơn đ¬ược đảm nhiệm chức danh thuyền trư¬ởng của loại ph¬ương tiện đ¬ược quy định cho chức danh thuyền tr-ưởng hạng thấp hơn.
- Thuyền viên có GCNKNCM thuyền tr¬ưởng đ¬ược đảm nhiệm chức danh thuyền phó của loại ph¬ương tiện đ¬ược quy định cho chức danh thuyền trư¬ởng cao hơn một hạng.
- Thuyền viên có GCNKNCM máy tr¬ưởng hạng nhất đ¬ược đảm nhiệm chức danh máy tr¬ưởng của phư¬ơng tiện có tổng công suất máy chính trên 400 cv.
- Thuyền viên có GCNKNCM máy tr¬ưởng hạng nhì đ¬ược đảm nhiệm chức danh máy tr¬ưởng của ph¬ương tiện có tổng công suất máy chính từ trên 150 cv đến 400 cv.
- Thuyền viên có GCNKNCM máy tr¬ưởng hạng ba đư¬ợc đảm nhiệm chức danh máy tr¬ưởng của ph¬ương tiện có tổng công suất máy chính từ trên 15 cv đến 150 cv.
- Thuyền viên có GCNKNCM máy trư¬ởng hạng cao hơn đ¬ược đảm nhiệm chức danh máy trưởng của loại ph¬ương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng hạng thấp hơn.  
- Thuyền viên có GCNKNCM máy tr¬ưởng đ¬ược đảm nhiệm chức danh máy phó của loại ph¬ương tiện đ¬ược quy định cho chức danh máy trư¬ởng cao hơn một hạng.
- Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 150 cv hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 50 cv thì không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng. Nếu không bố trí máy trưởng độc lập thì thuyền trưởng phải có chứng chỉ thợ máy hạng nhất. Trường hợp phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 150 cv đến 400 cv nếu không bố trí máy trưởng độc lập thì thuyền trưởng phải có GCNKNCM máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.
3.2 Đảm nhiệm chức danh thuyền viên khác:
- Người được cấp chứng chỉ nghiệp vụ loại nào thì chỉ được phép đảm nhiệm chức danh tương ứng theo quy định.
- Người điều khiển phương tiện loại I, loại II tốc độ cao, phương tiện đi ven biển, người làm việc trên phương tiện đi ven biển, phương tiện chở xăng dầu, chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, ngoài GCNKNCM, chứng chỉ nghiệp vụ quy định theo chức danh, phải có CCCM đặc biệt tương ứng.
3.3 Bố trí chức danh thuyền viên
- Chủ phương tiện có trách nhiệm bố trí đủ các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy nội địa và phải lập danh bạ thuyền viên theo quy định, tuân thủ theo quy định.
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn , CCCM phải được mang theo người khi hành nghề.
4/ Điều kiện chung dự thi, kiểm tra lấy giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
- Hoàn thành chương trình đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng nghề tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM, CCCM.
- Đủ tuổi, đủ thời gian nghiệp vụ, thời gian tập sự tính đến thời điểm ra quyết định thành lập hội đồng thi, kiểm tra tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM, CCCM quy định.
- Có giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
5/ Điều kiện cụ thể dự thi, kiểm tra lấy giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
Ngoài các điều kiện chung quy định trên, người dự thi, kiểm tra lấy GCNKNCM, CCCM còn phải bảo đảm điều kiện cụ thể sau:
- Điều kiện dự kiểm tra lấy chứng chỉ thuỷ thủ hạng nhất, hạng nhì; chứng chỉ thợ máy hạng nhất, hạng nhì: đủ 16 tuổi trở lên.
- Điều kiện dự kiểm tra lấy chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất, hạng nhì: đủ 18 tuổi trở lên.
- Điều kiện dự kiểm tra lấy chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển, phương tiện chở xăng dầu, chở hoá chất, chở khí hoá lỏng: 
+ Đủ 18 tuổi trở lên;
+ Có chứng chỉ thuỷ thủ hoặc chứng chỉ thợ máy hoặc chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất.
- Điều kiện dự kiểm tra lấy chứng chỉ điều khiển phương tiện loại I tốc độ cao, chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển: 
+ Có GCNKNCM thuyền trưởng từ hạng ba trở lên;
+ Có thời gian nghiệp vụ theo chức danh thuyền trưởng hạng ba đủ 18 tháng trở lên.
- Điều kiện dự kiểm tra lấy chứng chỉ điều khiển phương tiện loại II tốc độ cao: có chứng chỉ thuỷ thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất.
- Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư: 
+ Có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất hoặc hạng nhì;
+ Có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên. Đối với người đã có thời gian thực tế làm công việc của thuỷ thủ hoặc lái phương tiện hạng nhất hoặc hạng nhì đủ 30 tháng trở lên được quy đổi tương đương với thời gian nghiệp vụ để dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư. 
- Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba: 
+ Có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất hoặc GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư;
+ Có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên. Đối với người đã có thời gian thực tế làm công việc của thủy thủ hoặc lái phương tiện hạng nhất đủ 30 tháng trở lên được quy đổi tương đương với thời gian nghiệp vụ để dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba.
- Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM máy trưởng hạng ba: 
+ Có chứng chỉ thợ máy hạng nhất hoặc hạng nhì;
+ Có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên. Đối với người đã có thời gian thực tế làm công việc của thợ máy hạng nhất hoặc hạng nhì đủ 30 tháng trở lên được quy đổi tương đương với thời gian nghiệp vụ để dự thi lấy GCNKNCM máy trưởng hạng ba.
- Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba hoặc máy trưởng hạng ba, không phải dự học chương trình tương ứng: 
+ Có chứng chỉ sơ cấp nghề được đào tạo theo nghề điều khiển tàu thuỷ, nghề thuỷ thủ hoặc nghề máy tàu thuỷ, nghề thợ máy;
+ Hoàn thành thời gian tập sự đủ 06 tháng trở lên.
        - Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì hoặc máy trưởng hạng nhì: Có GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba hoặc máy trưởng hạng ba và có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên, hoặc có chứng chỉ sơ cấp nghề thuyền trưởng hạng ba hoặc máy trưởng hạng ba và có thời gian tập sự đủ 12 tháng trở lên.
        - Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì hoặc máy trưởng hạng nhì, không phải dự học chương trình tương ứng:
        + Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp được đào tạo theo nghề điều khiển tàu thủy hoặc nghề máy tàu thủy;
+ Hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thuyền trưởng hạng ba hoặc máy trưởng hạng ba đủ 12 tháng trở lên.
- Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhất hoặc máy trưởng hạng nhất: 
+ Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;
+ Có GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì hoặc máy trưởng hạng nhì;
+ Có thời gian nghiệp vụ theo chức danh GCNKNCM hạng nhì đủ 30 tháng trở lên. 
- Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhất hoặc máy trưởng hạng nhất, không phải dự học chương trình tương ứng: 
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, cao đẳng trở lên được đào tạo theo nghề điều khiển tàu thủy hoặc nghề máy tàu thủy;
+ Hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thuyền trưởng hạng nhì hoặc máy trưởng hạng nhì đủ 18 tháng trở lên./.

                                                                                                           Thanh Bằng
                                                                                                    Ban ATGT tỉnh Cà Mau